Trẻ tự kỷ có được coi là người khuyết tật và hưởng trợ cấp?

Ngày nay, tỉ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày một báo động. Vậy câu hỏi đặt ra là, trẻ tự kỷ có phải người khuyết tật không? Đối tượng này liệu có được hưởng khoản trợ cấp nào không?

 

Trẻ tự kỷ có phải người khuyết tật không?

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Cha mẹ thường nhận thấy những dấu hiệu của bệnh này trong hai năm đầu đời của con mình (theo Wikipedia)

Theo đó, trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ cũng như kỹ năng xã hội… thậm chí có nhiều trẻ còn không thể tự chăm sóc bản thân mình.

Bởi vậy, theo quy định của pháp luật, trẻ tự kỷ cũng được coi là người khuyết tật bởi về dạng tật thì Điều 3 Luật Người khuyết tật nêu rõ có 06 dạng tật gồm: Khuyết tật vận động; nghe, nói; nhìn; thần kinh, tâm thần; trí tuệ và khuyết tật khác.

Trong Luật này cũng như Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật này đều không đề cập đến cụm từ tự kỷ và thực tế, tự kỷ cũng bị lồng ghép vào các dạng khuyết tật chung nêu trên mà không được phân cụ thể vào dạng tật nào.

Tuy nhiên, tại Thông tư 01/2019 về xác định mức độ khuyết tật của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lần đầu tiên cụm từ tự kỷ được đề cập đến.

Cụ thể, tại Phụ lục 01, 02 và 03 ban hành kèm Thông tư này, tự kỷ được đề cập đến là dạng khuyết tật khác với nội dung là “có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm”.

Tuy nhiên, hiện nay, mặc dù có thể xác định trẻ tự kỷ được coi là người khuyết tật nhưng chỉ có mỗi văn bản đó đề cập đến dạng khuyết tật này mà chưa có bất kỳ một văn bản nào khác quy định chi tiết, cụ thể cũng như hướng dẫn về dạng khuyết tật này.

Trẻ tự kỷ có phải người khuyết tật

Trẻ mắc tự kỷ được hưởng chính sách nào?

Bên cạnh việc xác định trẻ tự kỷ có phải người khuyết tật không thì vấn đề được quan tâm hàng đầu của gia đình trẻ tự kỷ là các chính sách mà trẻ tự kỷ có thể được hưởng.

Theo đó, căn cứ Nghị định 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội, người khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng sẽ được hưởng các chính sách sau đây:

Đơn vị: đồng/tháng

STT

Đối tượng

Hệ số

Mức hưởng

1

Người khuyết tật đặc biệt nặng

2,0

720.000

2

- Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng

- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi

2,5

900.000

3

Người khuyết tật nặng

1,5

540.000

4

- Trẻ em khuyết tật nặng

- Người khuyết tật nặng là người cao tuổi

2,0

720.000

5

Người đơn thân nghèo đang nuôi con là người khuyết tật

Các mức hưởng từ 1-4

1,0

360.000

6

Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng

6.1

Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai/nuôi một con dưới 36 tháng tuổi

1,5

540.000

6.2

Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi/nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên

2,0

720.000

6.3

Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng

1,0

360.000

6.4

Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng

1,5

540.000

6.5

Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng

2,5

900.000

7

Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội

Được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội

Lưu ý: Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ 01/7/2021 là 360.000 đồng/tháng.

Không chỉ vậy, nếu trẻ em là người khuyết tật thì còn được hưởng các chính sách sau đây:

- Ưu tiên nhập học cao hơn 03 tuổi so với quy định chung (khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC).

- Ưu tiên tuyển sinh, xét tuyển thẳng vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp mà không cần thi/xét tuyển; xét tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng (khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 42).

- Trợ cấp và miễn, giảm học phí (khoản 2 Điều 85 Luật Giáo dục).

- Được cấp học bổng hằng tháng trong thời gian 10 tháng/năm học nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp (Điều 7 Thông tư liên tịch số 42).

- Được hỗ phương tiện, đồ dùng học tập: Nếu thuộc hộ nghèo/hộ cận nghèo đang học tại các trường được hỗ trợ 01 triệu đồng/người/năm học để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập.

Trên đây là giải đáp chi tiết về: Trẻ tự kỷ có phải người khuyết tật không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết từ chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Loạt chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm ai cũng nên biết để phòng tránh

Loạt chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm ai cũng nên biết để phòng tránh

Loạt chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm ai cũng nên biết để phòng tránh

Loạt chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm đã được liên tục cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thế nhưng vẫn nhiều người mắc bẫy lừa đảo. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ tổng hợp lại một số chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm phổ biến.