Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân bằng Căn cước công dân

Hiện nay, thông tin cá nhân của công dân được Nhà nước quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để biết mình thông tin cá nhân của mình được ghi nhận, lưu trữ ra sao, người dân có thể lên Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ Công an để tra cứu.

Nhà nước quản lý thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia

Tại Điều 3 Luật Căn cước công dân giải thích, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong đó, Điều 10 Luật Căn cước công dân cũng nêu rõ, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung do Bộ Công an quản lý. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ là căn cứ để các cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân.

Khi công dân sử dụng Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xem thêm: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Giúp ích gì cho người dân? 

Cách tra cứu thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia

Bước 1: Truy cập vào hệ thống Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú

Truy cập Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ Công an) có thể tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/

Bước 2: Đăng ký/đăng nhập tài khoản dịch vụ công quốc gia

- Nếu chưa có tài khoản Dịch vụ công Quốc gia: Nhấn vào nút Đăng ký ở góc dưới cùng khung đăng nhập và làm theo hướng dẫn;

- Nếu đã có tài khoản Dịch vụ công Quốc gia: Nhập tài khoản, mật khẩu và mã xác thực, sau đó nhấn Đăng nhập.

Bước 3: Tra cứu thông tin cá nhân

Sau khi đăng nhập thành công, người dùng sẽ được trả về lại trang chủ của Cổng dịch vụ công quản lý lưu trú. Tại đây, nhấn chọn Thông tin công dân.

Sau đó, điền các trường thông tin bắt buộc gồm họ và tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/định danh cá nhân, số điện thoại, ngày sinh công dân và mã xác nhận  rồi nhấn nút Tìm kiếm.

Bước 4: Xem thông tin cá nhân

Thông tin của công dân sẽ được hiển thị ngay bên dưới, bao gồm: Dân tộc, tôn giáo, nhóm máu, nơi đăng ký khai sinh, nơi ở thường trú, quê quán, nơi ở hiện tại, thông tin gia đình, tình trạng hôn nhân, thông tin chủ hộ,...

Trên đây là hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân bằng Căn cước công dân. Nếu gặp vướng mắc liên quan, gọi ngay đến 1900.6192 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Căn cước công dân gắn chip thay thế những giấy tờ gì?
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi xác thực sinh trắc học ra đời. Vậy xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.