Tổng hợp văn bản quy định về dạy thêm cho học sinh

Bài viết tổng hợp các văn bản quy định về dạy thêm cho học sinh, giúp giáo viên nắm được quy định của pháp luật về vấn đề dạy thêm, học thêm.

Dưới đây là các văn bản quy định về dạy thêm cho học sinh:

Tổng hợp văn bản quy định về dạy thêm cho học sinh
Tổng hợp văn bản quy định về dạy thêm cho học sinh (Ảnh minh họa)

STT

Văn bản

Tóm tắt nội dung đáng chú ý

Hiệu lực

1

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm

- Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh.

- Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống…

Có hiệu lực từ 14/02/2025

2

Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm

Các trường hợp không được dạy thêm:

- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó…

Bãi bỏ từ 14/02/2025

3

Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục

Công tác quản lý dạy thêm, học thêm là một trong các nội dung thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

Có hiệu lực từ ngày 10/02/2025

4

Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học

Trung tâm ngoại ngữ muốn thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm.

- Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của từng chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

Có hiệu lực từ 10/10/2018

5
Nghị định 125/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, trung tâm tư vấn du học...Có hiệu lực từ 20/11/2024

Trên đây là danh sách các văn bản quy định về dạy thêm cho học sinh.

Tham gia group Zalo về Giáo dục Đào tạo của LuatVietnam TẠI ĐÂY
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Hiện nay, giáo viên chỉ được dạy thêm cho học sinh tiểu học để bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Vậy luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Hiện nay, giáo viên chỉ được dạy thêm cho học sinh tiểu học để bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Vậy luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?