Tổng hợp lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025

Thi đánh giá năng lực là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển. Dưới đây là tổng hợp lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025.

1. Tổng hợp lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025

Dưới đây là tổng hợp lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025:

STT

Trường

Lịch thi Đánh giá năng lực/Đánh gia tư duy

Thời gian mở cổng đăng kí

1

Đại học quốc gia Hà Nội

6 đợt thi ĐGNL Hà Nội 2025 (HSA):

Đợt 501: Ngày thi 15/3 - 16/3/2025 (10.000 thí sinh)

Đợt 502: Ngày thi 29/3 - 30/3/2025 (15.000 thí sinh)

Đợt 503: Ngày thi 12/4 - 13/4/2025 (15.000 thí sinh)

Đợt 504: Ngày thi 19/4 - 20/4/2025 (15.000 thí sinh)

Đợt 505: Ngày thi 10/5 - 11/5/2025 (15.000 thí sinh)

Đợt 506: Ngày thi 17/5 - 18/5/2025 (15.000 thí sinh)

Đăng ký dự thi HSA 2025 từ 8/2/2025

2

 Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trong năm 2025, ĐHBKHN tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy:

Đợt 1: 18/1 - 19/1/2025

Đợt 2: 8/3 - 9/3/2025

Đợt 3: 26/4 - 25/4/2025

Đợt 1 từ 01/12 - 6/12/2024.

Đợt 2: từ 01-06/02/2025

Đợt 3: từ 01-06/4/2025

3

Trường Đại học sư phạm Hà Nội

Trong năm 2025, kỳ thi ĐGNL ĐHSPHN chỉ tổ chức 1 đợt thi duy nhất tại 4 địa điểm vào 2 ngày: 17/5 và 18/5

Bắt đầu từ 15/3 đến 15/4/2025

4

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Dự kiến sử dụng kết quả thi tuyển sinh riêng

5

Trường Đại học sư phạm HCM

Trường tổ chức thi 3 đợt thi (từ cuối tháng 3 - giữa tháng 5).

6

Đại học quốc gia HCM

2 đợt thi ĐGNL HCM năm 2025 (V-ACT)

Đợt 1: Ngày thi 30/3/2025

Đợt 2: Ngày thi 01/6/2025

Hạn đăng ký thi mỗi đợt thường trước thời gian thi 1 tháng.

7

Khối các trường Công An

Tổ chức đầu tháng 7 - sau kỳ thi tốt nghiệp THPT (sau ngày 26-27/6)

Năm 2024, kỳ thi được diễn ra vào ngày 7/7/2024

8

Kỳ thi V-SAT đánh giá đầu vào

Dự kiến các trường sẽ tổ chức kì thi đánh giá năng lực đầu vào từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5, trừ Đại học Thái Nguyên có thể tổ chức sau kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia năm 2025 (sau 26-27/6)

Năm 2024, kỳ thi được tổ chức như sau:

Trường Đại học Cần Thơ: Giữa tháng 4 đến cuối tháng 5

Học viện Ngân hàng: 18 - 19/5/2024 (Giữa tháng 5)

Trường Đại học Thái Nguyên: Đầu tháng 6 đến giữa tháng 8

Trường Đại học Sài Gòn: Cuối tháng 4 đến giữa tháng 5

Năm 2025, trường Đại học Cần Thơ mở cổng đăng kí từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4 (Trước ngày thi 01 tháng)

Đại học Thái Nguyên: Từ đầu tháng 5 - đầu tháng 8

Trường Đại học Sài Gòn: Giữa tháng 3 - đầu tháng 5

9

Khối các trường Quân đội

Từ năm 2025, Bộ Quốc phòng sẽ tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào các trường quân đội

Tổng hợp lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025
Tổng hợp lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025 (Ảnh minh họa)

2. Chi tiết lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025 của ĐHQG Hà Nội

Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2025, dự kiến sẽ có 6 đợt Đánh giá năng lực (HSA). Thời gian mở cổng đăng ký ca thi từ 8/2/2025 cho các đợt thi. 

lich-thi-danh-gia-nang-luc-ha-noi

Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2025, dự kiến sẽ có 06 đợt Đánh giá năng lực (HSA). Thời gian mở cổng đăng ký ca thi từ 08/02/2025 cho các đợt thi.

Thí sinh đăng ký dự thi tối đa 02 lượt thi/năm, thời gian giữa hai lượt thi liền kề cách nhau tối thiểu 28 ngày.

Khuyến nghị thí sinh lập tài khoản thi tại http://khaothi.vnu.edu.vn/ từ ngày 01/01/2025 đến trước ngày 7/02/2025.

Hệ thống đăng ký ưu tiên cho thí sinh lựa chọn ca thi thứ nhất từ 08/02/2025 đến 24/02/2025.

Từ ngày 25/02/2025 hệ thống cho phép thí sinh đăng ký thêm ca thi thứ hai nếu có nguyện vọng và địa điểm thi còn chỗ trống. Ca thi sẽ tự động đóng khi hết chỗ hoặc trước 18 ngày thi chính thức.

Trường hợp thí sinh hủy ca thi, chỗ trống sẽ xuất hiện ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian xác định.

Theo Trung tâm Khảo thí, năm 2025, kỳ thi Đánh giá năng lực sẽ thực hiện:

  • Mục tiêu đánh giá năng lực học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới;
  • Định hướng nghề nghiệp cho người học dựa trên nền tảng năng lực cá nhân;
  • Kiểm tra kiến thức tự nhiên xã hội, tư duy của người học, kỹ năng, thái độ của người học.

Cấu trúc đề thi gồm 02 phần thi bắt buộc với 50 câu hỏi Toán học và xử lý số liệu, 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực Văn học – Ngôn ngữ.

Phần thi thứ ba, thí sinh lựa chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh, thời gian làm bài 60 phút. Thí sinh chọn 03 trong số 5 chủ đề: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý; mỗi chủ đề có 17 câu hỏi (gồm 01 câu thử nghiệm) để hoàn thành phần thi Khoa học.

Phần lựa chọn tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được thiết kế để phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.

3. Chi tiết Kế hoạch thi Đánh giá năng lực năm 2025 tại TPHCM

lich-thi-danh-gia-nang-luc-tphcm

Chương trình giáo dục năm 2018 có sự thay đổi, cấu trúc bài thi ĐGNL 2025 cần được điều chỉnh phù hợp. Theo đó, ĐHQG-HCM giữ cấu trúc phần Sử dụng ngôn ngữ và Toán học, đồng thời tăng số lượng câu hỏi của hai phần này để tăng độ tin cậy và độ phân biệt của bài thi.

lich-thi-danh-gia-nang-luc-tphcm-1

Phần Logic - Phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề được cấu trúc lại thành phần Tư duy khoa học nhằm đánh giá năng lực của thí sinh về logic và suy luận khoa học khi giải quyết các tình huống thực tế thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội.

Trên đây là thông tin Tổng hợp lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.

Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực

Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực

Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực

Nghị định 62/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực có nhiều điểm mới so với dự thảo lấy ý kiến trước đó.