Tội xâm phạm chỗ ở của người khác: Mức phạt mới nhất 2025

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, do đó mọi hành vi xâm phạm chỗ ở trái phép đều bị xử lý theo quy định. Vậy, Tội xâm phạm chỗ ở cụ thể thế nào? Mức phạt ra sao?

1. Tội xâm phạm chỗ ở là gì?

Tại Điều 22 Hiến pháp 2013 đã nhấn mạnh, mọi công dân đều có quyền có nơi ở hợp pháp và mọi người để có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý. Việc khám xét chỗ ở cũng phải được thực hiện theo quy định pháp luật. Do vậy, người xâm phạm chỗ ở hợp pháp của người khác có thể bị xử lý về Tội xâm phạm chỗ ở.

Theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, các hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác gồm:

- Khám trái phép chỗ ở của công dân: Là hành vi lục soát, tìm kiếm người, đồ vật, tài sản,... trong phạm vi chỗ ở của người khác mà không được pháp luật cho phép như: Không có lệnh khám xét chỗ ở, hay mạc dù có lệnh nhưng lệnh đó không hợp pháp hoặc không thực hiện đúng thủ tục khám xét...

Ví dụ: Nghi ngờ người khác lấy trộm đồ của mình nên tiến hành lục soát, tìm kiếm...

- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ: Là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn khác nhằm buộc người khác ra khỏi nơi họ đang ở. Hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ có thể được thực hiện bởi cả những người không có chức vụ, quyền hạn và người có chức vụ, quyền hạn.

Ví dụ: Tranh chấp thừa kế, tranh chấp trong trong quan hệ thuê nhà, mượn nhà...

- Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ.

Ví dụ: Chủ nợ siết nợ, giữ nhà của con nợ...

- Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác...

Theo đó, đối tượng tác động của tội phạm này là chỗ ở của công dân, gồm: Nhà ở, ký túc xá, tàu, thuyền mà người dân sinh sống trên đó...

toi xam pham cho o
Xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị xử lý về Tội xâm phạm chỗ ở (Ảnh minh họa)

2. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác bị xử lý thế nào?

2.1 Xử phạt hành chính xâm phạm chỗ ở của người khác

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xâm phạm chỗ ở người khác mà chỉ quy định ở một số hành vi được mô tả trong các Điều, khoản sau:

- Phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng với hành vi:

c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

(Căn cứ điểm c khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng với hành vi:

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

(Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

2.2 Mức phạt với Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định các khung hình phạt đối với Tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

- Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm trong trường hợp sử dụng một trong các hành vi dưới đây xâm nhập chỗ ở của người khác:

  • Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
  • Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
  • Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
  • Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

- Khung 02:

Phạt tù từ 01 - 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là giải đáp về Tội xâm phạm chỗ ở và mức phạt mới nhất. Nếu còn vấn đề vướng măc, bạn đọc vui lòng gọi đến số 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mạng xã hội là gì? Dùng mạng xã hội cần tuân thủ quy định gì?

Mạng xã hội là gì? Dùng mạng xã hội cần tuân thủ quy định gì?

Mạng xã hội là gì? Dùng mạng xã hội cần tuân thủ quy định gì?

Hiện nay, khi công nghệ, kỹ thuật ngày càng phát triển, số người biết đến và sử dụng mạng xã hội ngày một nhiều. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người vẫn không thật sự hiểu rõ mạng xã hội là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này.