Xâm phạm an ninh quốc gia là gì? Mức phạt mới nhất Tội xâm phạm an ninh quốc gia

Bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất cứ quốc gia nào. Tại Việt Nam, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 đã có một chương gồm các quy định liên quan đến Tội xâm phạm an ninh quốc gia.

1. Xâm phạm an ninh quốc gia là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật An ninh quốc gia, an ninh quốc gia gồm nội dung an ninh trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, đối ngoại, trật tự an toàn xã hội,… và được hiểu là sự ổn định, phát triển về mọi mặt: Dân cư, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khả năng phòng thủ đất nước, sự đảm bảo an toàn, chủ quyền quốc gia…

Trong đó, bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Như vậy, có thể hiểu xâm phạm an ninh quốc gia là các hành vi xâm phạm đến sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

toi xam pham an ninh quoc gia
Tội xâm phạm an ninh quốc gia là nhóm tội phạm nguy hiểm (Ảnh minh họa)

2. Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì? Dấu hiệu cấu thành Tội xâm phạm an ninh quốc gia

Tội xâm phạm an ninh quốc gia là tội phạm có hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đây là nhóm tội phạm nguy hiểm, gồm nhiều tội phạm khác nhau được quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, gồm các Tội:

- Tội phản bội Tổ quốc;

- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

- Tội gián điệp;

- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;

- Tội bạo loạn;

- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;

- Tội phá hoại chính sách đoàn kết;

- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội;

- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Tội phá rối an ninh;

- Tội chống phá cơ sở giam giữ;

- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;

- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.

Dưới đây là dấu hiệu chung Tội xâm phạm an nin quốc gia:

- Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:

Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là xâm phạm vào an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: Xâm hại sự tồn tại của chính quyền nhân dân, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân… Theo đó, khách thể trực tiếp của mỗi loại tội phạm được cụ thể trong từng điều luật.

Ví dụ: Khách thể của Tội phản bội Tổ quốc là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…

- Mặt khách quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được biểu hiện bằng những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các khách thể nêu trên. Đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện bằng hành động và có cấu thành tội phạm hình thức.

Ví dụ: Tội phản bội Tổ quốc, Tội hoạt động nhằm lật đổ chỉnh quyền nhân dân…

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số tội phạm có cấu thành vật chất như Tội khủng bố…

- Mặt chủ quan của Tội xâm phạm an ninh quốc gia:

+ Về yếu tố lỗi: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước hành vi đó có thể làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

+ Mục đích: Chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội phạm trong nhóm tội này. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có mục đích chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân.

+ Đông cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội xâm phạm an ninh quốc gia và có thể khác nhau đối với mỗi loại tội phạm.

3. Mức phạt mới nhất của các Tội xâm phạm an ninh quốc gia

Dưới đây là mức phạt mới nhất của một số Tội xâm phạm an ninh quốc gia phổ biến:

Tội xâm phạm an ninh quốc gia và cơ sở pháp lý

Mức phạt

Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

- Phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.

- Phạt tù từ 07 - 15 năm: Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tù từ 01 - 05 năm: Người chuẩn bị phạm tội.

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)

- Phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

- Phạt tù từ 05 - 12 năm: Người đồng phạm khác.

- Phạt tù từ 01 - 05 năm: Người chuẩn bị phạm tội.

Tội gián điệp (Điều 110)

- Phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với các hành vi:

+ Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

+ Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Phạt tù từ 05 - 15 năm: Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng.

- Phạt tù từ 01 - 05 năm: Chuẩn bị phạm tội.

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

- Khung 01:

Phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Khung 02:

Phạt tù từ 10 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
+ Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
+ Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Khung 03:

Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp:

+ Có hành vi đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khung hình phạt 01; hoặc

+ Có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác.

Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117)

- Phạt tù từ 05 - 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các hành vi:

+ Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

+ Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

+ Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

- Phạt tù từ 10 - 20 năm: Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

- Phạt tù từ 01 - 05 năm: Chuẩn bị phạm tội

Trên đây là mức phạt mới nhất của các Tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nếu còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Tội khủng bố là gì? Trường hợp nào bị áp dụng hình phạt tử hình

Tội khủng bố là gì? Trường hợp nào bị áp dụng hình phạt tử hình

Tội khủng bố là gì? Trường hợp nào bị áp dụng hình phạt tử hình

Khủng bố là thuật ngữ được nhắc tương đối nhiều trên các bản tin thời sự quốc tế, báo chí,… Tại Việt Nam, Tội khủng bố đã được quy định riêng trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Vậy, khủng bố là gì? Mức phạt Tội khủng bố ra sao?

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Có cơ hội nào lấy lại được tiền?

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Có cơ hội nào lấy lại được tiền?

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Có cơ hội nào lấy lại được tiền?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm diễn ra khá phổ biến hiện nay với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó đoán. Nếu không cảnh giác, người dân rất dễ trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Dưới đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thế nào là mạo danh người khác? Tội mạo danh người khác bị xử lý ra sao?

Thế nào là mạo danh người khác? Tội mạo danh người khác bị xử lý ra sao?

Thế nào là mạo danh người khác? Tội mạo danh người khác bị xử lý ra sao?

Việc mạo danh cá nhân, tổ chức để thực hiện các hành vi lừa đảo hoặc thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự,… xảy ra khá phổ biến hiện nay với nhiều hình thức tinh vi. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và phải chịu chế tài xử phạt nghiêm khắc. Vậy, Tội mạo danh người khác bị xử lý thế nào?