Hacker tấn công vào các website bị xử lý thế nào?

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tình trạng tội phạm công nghệ cao ngày một nhiều.  Trong đó phải kể đến tội phạm xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, õ nhất là các vụ việc “hacker” tấn công vào các website lớn.

1. Hacker tấn công vào các website thế nào?

Tấn công mạng là việc xâm nhập trái phép vào một hệ thống máy tính, website, cơ sở dữ liệu, hạ tầng mạng, thiết bị của một cá nhân hoặc tổ chức thông qua mạng internet để thực hiện vào các mục đích bất hợp pháp.

Theo đó, hacker cố ý vượt qua mã truy cập, cảnh báo, tường lửa, sau đó sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của các Website rồi chiếm quyền điều khiển.

toi xam nhap trai phep vao mang may tinh
Mức phạt Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính mới nhất 2023 (Ảnh minh họa)

2. Dấu hiệu nào cho thấy website đang bị tấn công?

Website của doanh nghiệp thường phải đối mặt với những nguy hại lớn từ hacker. Khi website bị hack (bị xâm nhập từ bên ngoài), sẽ xảy ra rủi ro về bảo mật thông tin, đồng thời có thể biến trang web thành nơi quảng cáo. Điều này sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc về sau liên quan đến hoạt động kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp…. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khi website bị hack:

- Trang chủ của website bị thay đổi giao diện;

- Lượt truy cập website giảm đột ngột;

- URL của website điều hướng đến một website khác;

- Không thể đăng nhập vào website;

- Website xuất hiện các tệp tin lạ hoặc phản hồi chậm;

- Xuất hiện nhiều đường link gây độc hại…

Việc website bị tấn công, xâm nhập sẽ để lại nhiều hậu quả, rủi ro cho doanh nghiệp như:

- Bị đánh cắp các thông tin nội bộ, chiến lược kinh doanh;

- Lộ thông tin cá nhân của khách hàng như họ tên, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, số tài khoản… từ đó có thể kéo doanh nghiệp vào các vụ kiện tụng;

- Làm ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của website trên google…

3. Hacker tấn công website phạm tội gì? Mức phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015, người nào chiếm quyền điều khiển, can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử, lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ bằng một trong các hành vi dưới đây có thể bị xử lý hình sự về Tội xâm nhập trái phép  vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử:

- Cố ý vượt qua cảnh báo, tường lửa, mã truy cập, sử dụng quyền quản trị của người khác; hoặc

- Bằng phương thức khác.

Mức phạt cụ thể với Tội này được quy định như sau:

Khung hình phạt

Hành vi phạm tội

Mức phạt

Hình phạt chính

Khung 01

Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

- Phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng; hoặc

- Phạt tù từ 01 - 05 năm.

Khung 02

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Thu lợi bất chính từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

- Gây thiệt hại từ 300 - dưới 01 tỷ đồng;

- Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;

- Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tiền từ 300 triệu - 01 tỷ đồng; hoặc

- Phạt tù từ 03 - 07 năm.

Khung 03

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;

- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;

- Gây thiệt hại từ 01 tỷ đồng trở lên.

Phạt tù từ 07 - 12 năm.

Hình phạt bổ sung

- Có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng;

- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là giải đáp về mức phạt Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Phân tích Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Phân tích Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Phân tích Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15 (sau đây gọi là Luật) được thông qua ngày 16/6/2022. Với hơn 100 điều được sửa đổi, bổ sung, Luật đã điều chỉnh toàn diện nhiều nội dung liên quan đến quyền tác giả, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp…