Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: Mức phạt mới nhất

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là một trong các tội phạm về chức vụ xảy ra phổ biến trong thời gian gần đây, gây nên nhiều bức xúc trong dư luận. Vậy, Bộ luật Hình sự hiện hành quy định mức phạt ra sao đối với tội phạm này?

1. Thế nào là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng? Ví dụ?

Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn. Theo đó, những người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản của người khác.

Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đồng có thể làm cho cơ quan, tổ chức bị mất uy tín, mất lòng tin, gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức.

Một số ví dụ về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:

- Do thiếu trách nhiệm, Kiểm sát viên đã truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không có tội.

- Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án kết tội người không có tội làm người đó bị tổn hại cho sức khỏe do bị giam giữ lâu ngày.

- Trong đợt dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, một bác sĩ tại một bệnh viện A không khám sàng lọc, điều tra yếu tố dịch tễ của bệnh nhân để báo cáo cơ quan chức năng có biện pháp kiểm tra và ngăn chặn nên đã làm lây lan dịch bệnh...

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là gì? (Ảnh minh họa)

2. Trường hợp nào thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bị đi tù?

Theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có nêu, người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao có thể bị xử lý hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% - 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.

Đồng thời, người có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bị xem xét xử lý hình sự phải không thuộc các trường hợp quy định tại các Điều 179, 308 và 376 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 về tội:

- Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng;

- Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn.

3. Mức phạt tù Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ra sao?

Điều 360 Bộ luật này cũng quy định cụ thể về mức phạt đối với Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

Khung hình phạt

Hành vi phạm tội

Mức phạt

Khung 01

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% - 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 - dưới 500 triệ triệ triệu đồng.

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc

- Phạt tù từ 06 tháng - 05 năm.

Khung 02

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Làm chết 02 người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% - 200%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu - dưới 1,5 tỷ đồng.

Phạt tù từ 03 - 07 năm:

Khung 03

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Làm chết 03 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản trở lên.

Phạt tù từ 07 - 12 năm

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là quy định về mức phạt mới nhất Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?