Sử dụng trái phép tài sản là gì? Mức phạt mới nhất Tội sử dụng trái phép tài sản

Sử dụng trái phép tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến hiện nay. Vậy, trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng trái phép tài sản, người phạm tội bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

1. Thế nào là sử dụng trái phép tài sản?

Trong cuộc sống hàng ngày có thể dễ dàng bắt gặp các hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác như:

- Tiêu tiền do người khác chuyển khoản nhầm;

- Sử dụng xe cơ quan để chở khách ngoài kiếm têm tiền;

- Kế toán tự ý lấy tiền của công ty đi gửi ngân hàng lấy lãi…

Mặc dù Bộ luật Hình sự không giải thích cụ thể thế nào là sử dụng trái phép tài sản, tuy nhiên căn cứ vào các ví dụ nêu trên có thể hiểu đây là hành vi sử dụng tài sản một cách trái phép, nhằm mục đích khai thác lợi ích tài sản một cách trái phép.

Theo đó, trước hết người phạm tội phải tìm cách chiếm hữu được tài sản, việc chiếm hữu tài sản có thể được thực hiện một cách công khai hợp pháp hoặc lén lút.

Tóm lại, điểm nổi bật của hành vi sử dụng trái phép tài sản là chiếm hữu tài sản nhằm mục đích vụ lợi chứ không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

toi su dung trai phep tai san
Mức phạt mới nhất Tội sử dụng trái phép tài sản thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Trường hợp nào sử dụng trái phép tài sản bị xử lý hình sự?

Tại khoản 1 Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định như sau:

Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo đó, người nào sử dụng tài sản của người khác nhằm mục đích vụ lợi nếu thuộc trường hợp dưới đây có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng trái phép tài sản:

- Tài sản sử dụng trái phép trị giá từ 100 - dưới 500 triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc

- Tài sản trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật Hình sự.

3. Mức phạt mới nhất hành vi sử dụng trái phép tài sản

Phạt hành chính:

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021).

Đồng thời, người này bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

Xử lý hình sự:

Theo Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, Tội sử dụng trái phép tài sản bị xử lý như sau:

- Hình phạt chính:

Khung 01:

Phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm với hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác:

+ Trị giá từ 100 - dưới 500 triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc

+ Trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa (trừ trường hợp quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự).

Khung 02:

Phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Tài sản trị giá từ 500 triệu đồng - dưới 1,5 tỷ đồng;

- Tài sản là bảo vật quốc gia;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 03:

Phạt tù từ 03 - 07 năm nếu phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1,5 tỷ đồng trở lên.

- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là giải đáp về Tội sử dụng trái phép tài sản. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Tiêu tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản, mức phạt thế nào?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Phá hoại tài sản người khác dưới 2 triệu, có bị đi tù không?

Phá hoại tài sản người khác dưới 2 triệu, có bị đi tù không?

Phá hoại tài sản người khác dưới 2 triệu, có bị đi tù không?

Đập phá, hủy hoại tài sản của người khác không còn là hình ảnh hiếm gặp hiện nay, đây là hành vi vi phạm pháp luật do xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Vậy, với trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị thấp (dưới 02 triệu), các đối tượng có bị xử lý hình sự không?

Phân tích Nghị định 14/2022 xử phạt hành chính về bưu chính, viễn thông

Phân tích Nghị định 14/2022 xử phạt hành chính về bưu chính, viễn thông

Phân tích Nghị định 14/2022 xử phạt hành chính về bưu chính, viễn thông

Ngày 27/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, báo chí, hoạt động xuất bản. Dưới đây là phân tích của LuatVietnam về những điểm mới của Nghị định này mà các doanh nghiệp cần lưu ý.

Cách xử lý khi đăng ký thi tốt nghiệp bị quên mật khẩu, nghẽn mạng

Cách xử lý khi đăng ký thi tốt nghiệp bị quên mật khẩu, nghẽn mạng

Cách xử lý khi đăng ký thi tốt nghiệp bị quên mật khẩu, nghẽn mạng

Năm đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) theo hình thức trực tuyến, thí sinh có thể sẽ gặp nhiều tình huống xấu phát sinh trong quá trình đăng ký. Sau đây là hướng dẫn cách xử lý khi đăng ký thi tốt nghiệp bị quên mật khẩu, nghẽn mạng thí sinh cần biết.