Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì? Ví dụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm là gì? Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì? Là những vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ làm rõ về các nội dung này.

Tội phạm là gì? Có mấy loại tội phạm?

Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

Tội phạm xâm phạm đến các quyền, chế độ sau đây mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự:

- Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc;

- Xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức;

- Xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

- Xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 đã phân tội phạm thành 04 loại:

- Tội phạm ít nghiêm trọng;

- Tội phạm nghiêm trọng;

- Tội phạm rất nghiêm trọng;

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là một trong 04 loại tội phạm quy định tại BLHS (Ảnh minh họa)

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì? Ví dụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là một trong 04 loại tội phạm đã được nêu trên, đây là loại tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội nhất.

Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định như sau:

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, dấu hiệu để xác định thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng gồm:

- Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn;

- Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là từ trên 15 - 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

* Ví dụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:

Một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng điển hình được quy định tại Bộ luật Hình sự gồm:

- Tội giết người tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Theo đó, Tội giết người thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt cao nhất là tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Giết 02 người trở lên;

+ Giết người dưới 16 tuổi;

+ Giết người đang thi hành công vụ hặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;…

- Tội hiếp dâm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Theo đó, Tội hiếp dâm thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

- Tội tham ô tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 353 Bộ luật Hình sự.

Tội tham ô tài sản thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 01 tỷ đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.

Trên đây là giải đáp về Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi tới 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?