Đưa người xuất, nhập cảnh trái phép bị xử lý thế nào?

Cùng với nhu cầu mở rộng thị trường lao động quốc tế, hoạt động tổ chức, môi giới xuất, nhập cảnh cũng ngày phát triển. Thế nhưng, thực tế nhiều người lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, Tội môi giới xuất nhập cảnh trái phép sẽ bị xử lý thế nào?

1. Thế nào là môi giới xuất, nhập cảnh trái phép?

Hiện nay, liên quan đến hoạt động môi giới, tại Điều 150 Luật Thương mại 2005 có quy định:

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Có thể hiểu, hoạt động môi giới đem lại lợi ích cho bên được môi giới và bên moi giới sẽ nhận được một khoản thù lao theo thỏa thuận

Mặt khác, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh được hiểu như sau:

- Xuất cảnh: Là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và đi qua cửa khẩu Việt Nam.

- Nhập cảnh: Là việc người nước ngoài đi vào lãnh thổ Việt Nam và đi qua cửa khẩu của Việt Nam.

Từ những căn cứ trên có thể thấy hoạt động môi giới xuất cảnh, nhập cảnh là việc dẫn dắt, làm trung gian cho người có nhu cầu xuất cảnh hoặc nhập cảnh với người có khả năng tổ chức cho người khác xuất cảnh hoặc nhập cảnh nhằm giúp người này đi ra hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam.

Hoạt động môi giới xuất cảnh, nhập cảnh hiện nay không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức đã có hành vi môi giới xuất cảnh, nhập cảnh trái phép (xuất cảnh, nhập cảnh khi không có giấy phép; làm giả giấy phép để đưa người đi xuất nhập cảnh...) nhằm mục đích thu lợi bất chính. Khi đó, hành vi này được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.

Mức phạt Tội môi giới xuất nhập cảnh trái phép thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Môi giới xuất, nhập cảnh trái phép bị xử lý ra sao?

Tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 nêu rõ, người nào mà vì mục đích vụ lợi tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có thể bị xử lý hình sự về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Theo đó, mức phạt với Tội này được quy định như sau:

Hình phạt chính

- Khung 01:

Phạt tù từ 01 - 05 năm.

- Khung 02:

Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với từ 05 người - 10 người;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Đối với 11 người trở lên;

+ Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;

+ Làm chết người.

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

3. Người xuất, nhập cảnh trái phép bị xử lý thế nào?

Tương tự trường hợp môi giới xuất, nhập cảnh trái phép, người xuất, nhập cảnh trái phép cũng bị xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể, người nào xuất, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này lại tiếp tục vi phạm thì bị phạt tiền từ 05 -  50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

Điều này được hướng dẫn tại Mục 2.2 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 như sau:

2.2. Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 BLHS)

Điều 347 BLHS quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm...”. Do Điều luật quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” được hiểu là đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương ứng.

Theo quy định trên, trong trường hợp người vi phạm đã từng bị xử lý về hành vi xuất nhập cảnh trái phép trước đây mà này tiếp tục bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt theo mức phạt nêu trên.

Trên đây là giải đáp về mức phạt Tội môi giới xuất nhập cảnh trái phép, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp nếu còn vấn đề vướng mắc.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?