Đưa người xuất, nhập cảnh trái phép bị xử lý thế nào?

Cùng với nhu cầu mở rộng thị trường lao động quốc tế, hoạt động tổ chức, môi giới xuất, nhập cảnh cũng ngày phát triển. Thế nhưng, thực tế nhiều người lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, Tội môi giới xuất nhập cảnh trái phép sẽ bị xử lý thế nào?

1. Thế nào là môi giới xuất, nhập cảnh trái phép?

Hiện nay, liên quan đến hoạt động môi giới, tại Điều 150 Luật Thương mại 2005 có quy định:

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Có thể hiểu, hoạt động môi giới đem lại lợi ích cho bên được môi giới và bên moi giới sẽ nhận được một khoản thù lao theo thỏa thuận

Mặt khác, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh được hiểu như sau:

- Xuất cảnh: Là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và đi qua cửa khẩu Việt Nam.

- Nhập cảnh: Là việc người nước ngoài đi vào lãnh thổ Việt Nam và đi qua cửa khẩu của Việt Nam.

Từ những căn cứ trên có thể thấy hoạt động môi giới xuất cảnh, nhập cảnh là việc dẫn dắt, làm trung gian cho người có nhu cầu xuất cảnh hoặc nhập cảnh với người có khả năng tổ chức cho người khác xuất cảnh hoặc nhập cảnh nhằm giúp người này đi ra hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam.

Hoạt động môi giới xuất cảnh, nhập cảnh hiện nay không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức đã có hành vi môi giới xuất cảnh, nhập cảnh trái phép (xuất cảnh, nhập cảnh khi không có giấy phép; làm giả giấy phép để đưa người đi xuất nhập cảnh...) nhằm mục đích thu lợi bất chính. Khi đó, hành vi này được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.

toi moi gioi xuat nhap canh trai phep
Mức phạt Tội môi giới xuất nhập cảnh trái phép thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Môi giới xuất, nhập cảnh trái phép bị xử lý ra sao?

Tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 nêu rõ, người nào mà vì mục đích vụ lợi tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có thể bị xử lý hình sự về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Theo đó, mức phạt với Tội này được quy định như sau:

Hình phạt chính

- Khung 01:

Phạt tù từ 01 - 05 năm.

- Khung 02:

Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với từ 05 người - 10 người;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Đối với 11 người trở lên;

+ Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;

+ Làm chết người.

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

3. Người xuất, nhập cảnh trái phép bị xử lý thế nào?

Tương tự trường hợp môi giới xuất, nhập cảnh trái phép, người xuất, nhập cảnh trái phép cũng bị xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể, người nào xuất, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này lại tiếp tục vi phạm thì bị phạt tiền từ 05 -  50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

Điều này được hướng dẫn tại Mục 2.2 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 như sau:

2.2. Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 BLHS)

Điều 347 BLHS quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm...”. Do Điều luật quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” được hiểu là đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương ứng.

Theo quy định trên, trong trường hợp người vi phạm đã từng bị xử lý về hành vi xuất nhập cảnh trái phép trước đây mà này tiếp tục bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt theo mức phạt nêu trên.

Trên đây là giải đáp về mức phạt Tội môi giới xuất nhập cảnh trái phép, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp nếu còn vấn đề vướng mắc.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm từ lâu đã trở thành vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, tệ nạn này đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp. Nhiều trường hợp người phạm tội hiếp dâm dùng tiền để hòa giải, bồi thường cho gia đình nạn nhân với mong muốn không phải ngồi tù. Vậy, pháp luật quy định thế nào về trường hợp này?