Thế nào là mạo danh người khác? Tội mạo danh người khác bị xử lý ra sao?

Việc mạo danh cá nhân, tổ chức để thực hiện các hành vi lừa đảo hoặc thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự,… xảy ra khá phổ biến hiện nay với nhiều hình thức tinh vi. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và phải chịu chế tài xử phạt nghiêm khắc. Vậy, Tội mạo danh người khác bị xử lý thế nào?

1. Mạo danh người khác là gì? Có những trường hợp mạo danh người khác nào?

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là “mạo danh người khác”, tuy nhiên có thể hiểu mạo danh người khác là việc sử dụng thông tin, danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức khác để làm những việc có lợi cho mình hoặc để thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản người khác, thậm chí là để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác.

Việc mạo danh, giả mạo cá nhân, tổ chức để lừa đảo hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, hành chính là hành vi vi phạm pháp luật và bị pháp luật ngăn cấm. Tùy vào tính chất, hành vi, mục đích mạo danh, cá nhân, tổ chức có thể bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng.

Một số trường hợp mạo danh phổ biến hiện nay như:

- Mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

- Mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của người khác;

- Mạo danh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

toi mao danh nguoi khac
Tội mạo danh người khác là tội phạm xảy ra khá phổ biến (Ảnh minh họa)

2. Mức phạt hành vi mạo danh người khác mới nhất

Với mỗi trường hợp mạo danh khác nhau, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý về các tội phạm khác nhau và chịu mức phạt khác nhau. Cụ thể:

- Mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Với trường hợp mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường được thực hiện qua các thủ đoạn như: Đánh cắp thông tin giấy tờ tùy thân để làm thủ tục vay nợ qua app; mạo danh Công an, Viện kiểm sát,… để yêu cầu nạn nhân nộp tiền; mạo danh nhân viên bưu điện để yêu cầu đóng phí cước,…

Hành vi mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp pháp luật quy định có thể bị xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Theo đó, mức phạt thấp nhất của tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của người khác

Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.

- Mạo danh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Người nào mạo danh xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý về Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, mức phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 02 - 05 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp:

+ Làm nạn nhân tự sát;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60%.

Ngoài ra với trường hợp mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính có thể bị phạt từ 05 -10 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Đieu 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Trên đây là giải đap về Tội mạo danh người khác. Nếu còn vướng mắc về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hình sự, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang dần chuyển đổi Chuẩn mực kế toán từ Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) sang Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để phù hợp hơn với môi trường kinh tế. Vậy vì sao phải chuyển đổi IAS sang IFRS vào thời điểm hiện tại?

Lãi kép là gì? Vì sao lãi kép được ví như “kì quan thứ 8” của thế giới?

Lãi kép là gì? Vì sao lãi kép được ví như “kì quan thứ 8” của thế giới?

Lãi kép là gì? Vì sao lãi kép được ví như “kì quan thứ 8” của thế giới?

Albert Einstein - nhà khoa học nổi tiếng thế giới từng nói “Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ai hiểu được nó từ đó sẽ kiếm được tiền, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá cho nó". Vậy lãi kép là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lãi kép.