Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là gì? Mức phạt ra sao?

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là một trong các tội phạm về chức vụ được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Vậy, người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ bị xử lý ra sao?

Thế nào là lạm quyền trong khi thi hành công vụ?

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ được xem là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức. Hành vi này đã không ít lần bị lên án và gây bức xúc dư luận.

Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 và các văn bản luật khác không giải thích cụ thể về “lạm quyền trong khi thi hành công vụ”. Tuy nhiên, có thể hiểu, lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì lợi ích của mình hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ, gây nên thiệt hại cho lợi ích của xã hội, của nhà nước và những lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Trong đó, người thi hành công vụ gồm cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Mức phạt mới nhất Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Ảnh minh họa)

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ hiện nay được quy định gồm 04 khung hình phạt chính (theo Điều 357 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017). Cụ thể:

- Khung 01:

Phạt tù từ 01 - 07 năm với trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 10 - dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Khung 02:

Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100 - dưới 500 triệu đồng.

- Khung 03:

Phạt tù từ 10 - 15 năm nếu phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu - dưới 1,5 tỷ đồng.

- Khung 04:

Phạt tù từ 15 - 20 năm nếu phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 - 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp về Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Mức phạt mới nhất 2022

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Mức phạt mới nhất 2022

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Mức phạt mới nhất 2022

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm xảy ra phổ biến, gây nhiều bức xúc trong dư luận và người dân thời gian gần đây. Vậy, người lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý thế nào?