Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức: Mức phạt mới nhất 2024

Hành vi làm giả con dấu, tài liệu và sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức hiện nay đang có dấu hiệu gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của tổ chức, cơ quan nhà nước và lợi ích hợp pháp của người dân.

1. Thế nào là làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức?

Hiện nay, việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: Các chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe,…

Theo đó, hành vi làm giả tài liệu, con dấu và hành vi sử dụng tài liệu, con dấu giả được hiểu như sau:

- Làm giả tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấ tờ nào đó nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng những phương pháp, mánh khóe nhất định để coi nó như thật và việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần.

Hành vi vi phạm này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức nào đó (có thể không có thật hoặc đã bị giải thế) mà không cần biết những con dấu, tài liệu giả này sẽ được sử dụng vào mục đích gì.

- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi dùng các con dấu, tài liệu làm giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền làm con dấu, tài liệu đó để lừa dối cơ quan, tổ chức khác hoặc công dân.

Với trường hợp này, người vi phạm không có hành vi làm giả con dấu, tài liệu nhưng có hành vi sử dụng chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khi thực hiện giao dịch hoặc thủ tục nào đó.

Tội làm giả con dấu tài liệu: Mức phạt mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Hành vi làm giả con dấu, tài liệu bị phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi làm giả con dấu, tài liệu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu, phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;

- Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;

- Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;

- Tiêu hủy trái phép con dấu.

Như vậy, hành vi làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi và trục xuất người nước ngoài vi phạm.

3. Tội làm giả con dấu, tài liệu bị xử lý thế nào?

Hiện nay, Tội làm giả con dấu, tài liệu và Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả đều được quy định tại cùng một Điều luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị xử lý hình sự.

Theo đó, mức phạt áp dụng với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

Hình phạt chính:

- Khung 01:

Phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 02 năm.

- Khung 02:

Phạt tù từ 02 - 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 - 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính từ 10 - dưới 50 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 03:

Phạt tù từ 03 - 07 năm, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.

- Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp về mức phạt Tội làm giả con dấu tài liệu, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp nếu còn vấn đề vướng mắc.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?