Tội không chấp hành án là gì? Trường hợp nào không chấp hành án bị đi tù?

Người có đủ điều kiện nhưng cố tình không chấp hành bản án có thể bị xử lý hình sự về Tội không chấp hành bản án quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Vậy, trường hợp nào bị xử lý hình sự về Tội không chấp hành án? Mức phạt mới nhất thế nào?

1. Không chấp hành án là gì?

Theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015, không chấp hành án được hiểu là việc một người nào đó có điều kiện nhưng cố ý không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, việc không chấp hành án được thể hiện cả dưới dạng hành động hoặc không hành động. Cụ thể:

- Không hành động là việc một người cố tình không thi hành quyết định của bản án và các quyết định khác của Toà án mà họ có nghĩa vụ phải thi hành như:

+ Không nộp tiền bồi thường cho Cơ quan thi hành án để bồi thường cho người bị hại theo bản án đã có hiệu lực pháp luật;

+ Không giao nộp tài sản mà bản án quyết định tuyên tịch thu nộp vài Ngân sách Nhà nước;

+ Không thực hiện cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quyết định của bản án,…

- Dưới dạng hành động, người vi phạm thực hiện các hành vi như bỏ trốn, chống đối, hành hung người thi hành án, tẩu tán tài sản… để nhằm mục đích không phải thực hiện bản án.

Hành vi không chấp hành bản án có thể được thực hiện trong mọi lĩnh vực: Kinh tế, hình sự, hành chính, lao động, hôn nhân gia đình,…

Không chấp hành bản án là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người được thi hành án. Do đó, người không chấp hành án sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Hành vi không chấp hành bản án có thể bị xử lý hình sự Tội không chấp hành án (Ảnh minh họa)

2. Trường hợp nào không chấp hành án bị phạt tù? Mức phạt ra sao?

Tội không chấp hành án hiện nay được quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị xử lý hình sự về Tội không chấp hành án khi:

- Đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật; hoặc

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành án mà còn vi phạm.

Như vậy, nếu thuộc một trong hai trường hợp nêu trên, người có hành vi không chấp hành án mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự.

Mức phạt đối với tội này được quy định như sau:

- Khung 01:

Phạt tù từ 03 tháng - 02 năm với trường hợp không chấp hành án theo quy định pháp luật mặc dù trước đó đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.

- Khung 02:

Phạt tù từ 02 - 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Tẩu tán tài sản.

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng.

3. Chưa đến mức xử lý hình sự, người không chấp hành án bị xử phạt thế nào?

Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi không chấp hành án có thể bị xử phạt tiền theo quy định tại Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi:

+ Không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định;

+ Không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

+ Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án…

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi:

+ Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;

+ Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;

+ Không thực hiện quyết định thi hành án về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay của Tòa án…

Trên đây là giải đáp về Tội không chấp hành án. Nếu còn vướng mắc về các vấn đề liên quan, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?