Người làm chứng khai sai sự thật bị xử lý ra sao?

Người có hành vi khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Vậy, hành vi và mức độ vi phạm như thế nào sẽ bị xử lý về Tội khai báo gian dối? Mức xử phạt ra sao?

Người làm chứng khai sai sự thật có thể bị xử lý Tội khai báo gian dối

Tội khai báo gian dối hiện nay được quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, chủ thể của Tội này gồm:

- Người làm chứng: Người nắm được những sự việc có liên quan đến nguồn tin tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền triệu tập lên lấy lời khai;

- Người giám định: Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được trưng cầu bởi cơ quan có thẩm quyền thực hiện tố tụng hay được yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng.

- Người định giá tài sản: Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu định giá tài sản.

- Người phiên dịch, người dịch thuật: Có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được yêu cầu bởi cơ quan có tố tụng nếu có người tham gia tố tụng không dùng được Tiếng Việt hay tài liệu tố tụng không dùng Tiếng Việt.

Những đối tượng nêu trên có hành vi khai báo gian dối khi:

- Người làm chứng đã có lời khai không chính xác với những tình tiết trong vụ hay bịa đặt ra các những tình tiết không tồn tại hay phủ nhận các tình tiết có thật của vụ án như: Có xuất hiện tại hiện trường xảy ra vụ án lại khai không xuất hiện và ngược lại; đưa ra những đồ vật, thông tin gây ra sai lệch tình tiết vụ án,…

- Người giám định đưa ra kết quả giám định gian dối, sai sự thật với những tình tiết khách quan của vụ án như: Kết luận sai về tỷ lệ thương tật của bị hại; kết luận sai về các chất được gửi đến để giám định;...

- Người phiên dịch phiên dịch không chính xác với tiếng nói, chữ viết hay dấu hiệu của người tham gia tố tụng; Bịa đặt nội dung tài liệu mà người phiên dịch có trách nhiệm dịch, bịa đặt thông tin câu hỏi, câu trả lời mà người phiên dịch có trách nhiệm dịch để lấy lời khai...

Như vậy, có thể thấy Tội khai gian dối áp dụng với đối tượng là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch... trong trường hợp những người này mặc dù biết sự thật nhưng cố tình khai báo gian dối, bịa đặt.

Hành vi này không chỉ xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan thi hành tố tụng mà còn xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.
toi khai bao gian doi

Mức phạt với người làm chứng khai báo sai sự thật

Tại Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về mức phạt với Tội khai báo gian dối như sau:

Hình phạt chính

- Khung 01:

Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm trong trường hợp người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật.

- Khung 02:

Phạt tù từ 01 - 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

- Khung 03:

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là mức phạt Tội khai báo gian dối, trường hợp còn vướng mắc bạn đọc vui lòng gọi đến số 1900.6192 để được LuatVietnam tư vấn cụ thể.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?