Tội hành hạ trẻ em là gì? Mức phạt mới nhất Tội hành hạ trẻ em

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin tức, video, hình ảnh,… liên quan đến hành vi hành hạ trẻ em gây bức xúc trong dư luận. Vậy, Tội hành hạ trẻ em sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

1. Nhận diện các hành vi hành hạ trẻ em

Theo Điều 1 Công ước quyền trẻ em, trong phạm vi Công ước này trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ các trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định dưới tuổi thành niên sớm hơn. Tuy nhiên theo Luật trẻ em năm 2016 hiện nay lại quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo đó, dù là các luật quốc tế, các Công ước quốc tế hay tại Luật Trẻ em ở Việt Nam đều nghiêm cấm hành vi bóc lột, bạo lực, hành hạ trẻ em.

Tại khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 quy định về các hành vi bạo lực trẻ em như sau:

6. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Theo quy định nêu trên, hành hạ trẻ em là một trong các hành vi bạo lực trẻ, đây là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình làm cho người đó đau đớn về thể xác hoặc khổ sở về tinh thần.

Hành vi hành hạ được thực hiện bằng các hình thức:

- Dùng sức mạnh thể chất như: Đánh đập, bắt trói, giam cầm...;

- Dùng lời nói như: Chửi mắng, sỉ vả, đe dọa, lăng mạ...;

- Bằng cách không hành động như bỏ mặc không cho ăn, không cho uống, không chăm sóc...

Hành hạ trẻ em là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, do đó, người có hành vi vi phạm sẽ phải chịu hình thức xử phạt tương ứng với tính chất, mức độ hành vi và hậu quả để lại.

toi hanh ha tre em
Hành hạ trẻ em là một trong các hành vi bị pháp luậ nghiêm cấm (Ảnh minh họa)

2. Hành hạ trẻ em bị xử phạt hành chính thế nào?

Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi hành hạ trẻ em có thể bị phạt tiền theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Căn cứ theo Điều 52, 53 Nghị định này, cha, mẹ, ông, bà, người thân trong gia đìn có hành vi hành hạ trẻ em sẽ bị xử phạt như sau:

- Trường hợp có hành vi đánh đập gây thương tích, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

- Trường hợp sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định 130/2021/NĐ-CP cũng quy định nhiêu mức phạt cụ thể khác liên quan đến hành vi hành hạ trẻ em như:

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng với các hành vi (khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP):

+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng với hành vi bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em (khoản 1 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP)…

3. Tội hành hạ trẻ em bị xử lý ra sao?

- Đối với trường hợp hành hạ trẻ em là người thân trong gia đình:

Theo khoản 2 Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể đối với người dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù từ 02 - 05 năm.

- Đối với trường hợp hành hạ trẻ em không phải là người thân trong gia đình:

Với trường hợp này, theo quy định tại khoản 2 Điều 140 về Tội hành hạ người khác, người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình là người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 01 - 05 năm.

Trên đây là giải đáp về Tội hành hạ trẻ em và mức phạt mới nhất. Nếu còn gặp vướng mắc về bài viết và các vấn đề liên quan, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Ngày 10/10/2024, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 19/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 48/2020/TT-BCT. Trong đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm mới về quy chuẩn đối với nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép  cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Việc thu hồi giấy phép có thể xảy ra khi doanh nghiệp vi phạm các điều kiện hoạt động, không đáp ứng yêu cầu về tài chính hoặc vi phạm quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán. Dưới đây là 08 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Phá hoại tài sản của người khác bị phạt như thế nào?

Phá hoại tài sản của người khác bị phạt như thế nào?

Phá hoại tài sản của người khác bị phạt như thế nào?

Quyền về tài sản là một trong các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Do đó, hành vi phá hoại tài sản người khác sẽ bị xử lý theo quy định. Tùy mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi vi phạm này có thể bị xử lý về Tội phá hoại tài sản của người khác.