Mức phạt mới nhất Tội hành hạ người khác thế nào?

Tội hành hạ người khác là tội phạm diễn ra phổ biến, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Vậy, Tội hành hạ người khác bị xử lý như thế nào?

Tội hành hạ người khác là gì? Khác gì với Tội hành hạ ông bà, cha mẹ?

Tội hành hạ người khác hiện nay được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, hành hạ người khác được hiểu là đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình và bị xử lý hình sự. Cụ thể:

- Hành vi đối xử tàn ác là làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như: Bỏ đói, đánh đập,… và các hành vi đối xử tàn ác thường lặp đi lặp lại. kéo dài trong khoảng thời gian nhất định.

- Hành vi làm nhục là làm cho nạn nhân bị đau đớn về tinh thần, nhân phẩm bị bêu xấu, xuyên tạc bằng các hành vi: Chửi rủa, xỉ vả người khác trước đám đông, tung tin đồn không đúng sự thật khiến danh dự, nhân phẩm của người khác bị ảnh hưởng…

Đáng lưu ý, nạn nhân của Tội hành hạ người khác là những người có quan hệ lệ thuộc với người có hành vi hành hạ nhưng không phải là quan hệ ông bà, cha mẹ, vợ chồng hay con cái mà là trong các quan hệ xã hội, tôn giáo, công việc…

Ví dụ: Quan hệ lệ thuộc giữa nhân viên với thủ trưởng, giữa bác sĩ với bệnh nhân, học trò với thầy cô giáo…

Điều này có nghĩa, trường hợp nạn nhân có mối quan hệ hôn nhân, gia đình đối với người có hành vi hành hạ thì không cấu thành Tội hành hạ người khác mà hành vi này sẽ cấu thành Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự.

Bên cạnh đó, nếu như Tội hành hạ người khác cấu thành hình thức tức chỉ cần có hành vi phạm tội thì được xem là tội phạm hoàn thành, trong khi đó Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,… lại có cấu thành hình thức tức hành vi phạm tội phải để lại hậu quả (thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần…) thì tội phạm mới được coi là hoàn thành.

toi hanh ha nguoi khac
Tội hành hạ người khác là tội phạm xảy ra khá phổ biến hiện nay (Ảnh minh họa)

Mức phạt Tội hành hạ người khác thế nào?

Tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định mức phạt Tội hành hạ người khác cụ thể như sau:

- Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm với trường hợp đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình (không thuộc trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình).

- Khung 02:

Phạt tù từ 01 - 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên.

Trên đây là mức phạt mới nhất Tội hành hạ người khác. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Mạng xã hội là gì? Dùng mạng xã hội cần tuân thủ quy định gì?

Mạng xã hội là gì? Dùng mạng xã hội cần tuân thủ quy định gì?

Mạng xã hội là gì? Dùng mạng xã hội cần tuân thủ quy định gì?

Hiện nay, khi công nghệ, kỹ thuật ngày càng phát triển, số người biết đến và sử dụng mạng xã hội ngày một nhiều. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người vẫn không thật sự hiểu rõ mạng xã hội là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này.