Thế nào là cưỡng đoạt tài sản? Mức phạt Tội cưỡng đoạt tài sản mới nhất

Cùng với trộm cắp, cướp giật tài sản, tội phạm cưỡng đoạt tài sản cũng diễn ra tương đối phổ biến hiện nay. Theo quy định hiện hành, mức phạt với Tội cưỡng đoạt tài sản hiện nay là bao nhiêu?

1. Thế nào là cưỡng đoạt tài sản? 

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác bị pháp luật nghiêm cấm. Người thực hiện hành vi này thông qua việc đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần bằng các thủ đoạn khác để buộc chủ tài sản (hoặc người có trách nhiệm với tài sản) phải giao tài sản.

Cụ thể:

- Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực gây thiệt hại cho nạn nhân với mục đích làm cho nạn nhân sợ hãi và giao tài sản.

Đáng lưu ý, giữa thời điểm đe dọa dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực sẽ có một khoảng thời gian nhất định để người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.

Việc đe dọa dùng vũ lực có thể thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp:

+ Đe dọa trực tiếp: Đe dọa bằng lời nói, cử chỉ, hành động… trực tiếp, công khai với nạn nhân;

+ Đe dọa gián tiếp: Thông qua các hình thức như tin nhắn, điện thoại… mà không trực tiếp gặp nạn nhân.

- Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác: Người cưỡng đoạt tài sản sẽ dùng các thủ đoạn gây áp lực về tinh thần của đối phương để họ hoang mang, lo sợ và giao tài sản theo yêu cầu. Ví dụ như: Dọa đốt nhà; dọa đập phá tài sản; dọa làm khó trong công việc…

Như vậy, chỉ khi mục đích của các hành vi de doạ trên là chiếm đoạt tài sản thì mới dược xác định là cưỡng đoạt tài sản. Ngược lại, nếu chỉ đe doạ dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không được xem là cưỡng đoạt tài sản mà có thể là hành vi khủng bố, bức tử...
toi cuong doat tai san

2. Tội cưỡng đoạt tài sản hoàn thành khi nào?

Do Tội cưỡng đoạt tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức nên ngay cả khi người phạm tội chưa gây ra hậu quả (chưa chiếm đoạt được tài sản) nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm quản lý về tài sản thì tội phạm đã được coi là hoàn thành.

Trường hợp gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt khác nhau

Bên cạnh đó, trường hợp người phạm tội dù chưa thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc chưa dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhưng đã có ý thức chiếm đoạt và sự chuẩn bị từ trước thì vẫn bị xem xét xử lý theo trường hợp chuẩn bị phạm tội.

3. Mức phạt Tội cưỡng đoạt tài sản

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt áp dụng với Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

Hình phạt chính

Khung 01:

Phạt tù từ 01 - 05 năm với người thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

Khung 02:

Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 - dưới 200 triệu đồng;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 04:

Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

- Phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng; hoặc

- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra, theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021, trường hợp cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng. Đồng thời, buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm này.

Trên đây là mức phạt Tội cưỡng đoạt tài sản. Nếu có thắc mắc về các quy định liên quan, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Cướp ngân hàng có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Tội giết người đi tù bao nhiêu năm? Trường hợp nào bị tử hình?

Tội giết người đi tù bao nhiêu năm? Trường hợp nào bị tử hình?

Tội giết người đi tù bao nhiêu năm? Trường hợp nào bị tử hình?

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, người thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người và chịu những hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Vậy, Tội giết người đi tù bao nhiêu năm?