Tổ chức xem bói có vi phạm pháp luật không?

Xem bói đã trở thành “nhu cầu” của nhiều người dân Việt Nam khi gặp các vấn đề không may trong cuộc sống hay trước khi tổ chức một sự kiện quan trọng nào đó với mong muốn mọi việc được diễn ra suôn sẻ. Vậy, hành vi tổ chức xem bói tâm linh có bị coi là vi phạm pháp luật không?

Xem bói là gì? Xem bói có vi phạm pháp luật không?

Xem bói phần nào giúp con người có thể biết trước được tương lai, số mệnh của mình, nhằm mục đích hướng con người đến những điều thiện. Những người xem bói thường là những người có số ăn lộc hoặc mang thế lực tâm linh nào đó.

Họ có khả năng nhìn tướng, đường chỉ tay, dựa vào ngày tháng năm sinh… để xem số mệnh con người, qua đó thấy được quá khứ, tương lai của một người. Khi có những bất trắc trong cuộc sống hoặc khi chuẩn bị tiến hành một sự kiện nào đó quan trọng, người ta thường đi xem bói để biết được liệu mọi việc có thể diễn ra suôn sẻ hay không.

Hiện nay, ở hầu hết các địa phương đều có người thực hiện xem bói nhằm đáp ứng nhu càu của người dân. Theo đó, nếu việc xem bói này không nhằm mục đích trục lợi, không để lại hậu quả xấu hay gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính bản thân người đi xem và những người xung quanh thì có thể sẽ không bị xử lý.

Điều này cũng có nghĩa, trường hợp tổ chức xem bói nhưng nhằm mục đích kiếm tiền, hay lợi dụng lòng tin của người xem để trục lợi thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Tóm lại, pháp luật không cấm tổ chức hoạt động xem bói, tuy nhiên nếu tổ chức hành nghề bói toán để nhằm mục đích trục lợi hoặc để lại hậu quả xấu cho người khác, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 14, Điều 20 Nghị định 38/2021, quy định 02 hành vi xem bói sau bị xử lý:

-  Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội;

-  Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.

to chuc xem boi co vi pham phap luat khong
Tổ chức xem bói có vi phạm pháp luật không? (Ảnh minh họa)

Xem bói trái luật bị xử lý như thế nào?

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà có thể áp dụng các hình thức xử lý khác nhau. Cụ thế:

Xử phạt hành chính

Hiện nay, quy định về xử phạt vi phạm hành chính hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan được quy định tại Điều 14, Điều 20 Nghị định 38/2021 như sau:

- Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội:

Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

- Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa:

Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng với hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.

Xử phạt hình sự

Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015, người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan.

Cũng theo quy định tại Điều luật này, hiện có 02 khung hình phạt chính áp dụng với Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

- Khung 01: Phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

- Khung 02: Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm chết người;

+ Thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng trở lên;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Tổ chức xem bói có vi phạm pháp luật không. Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm, dùng tiền hoà giải được không?

Hiếp dâm từ lâu đã trở thành vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, tệ nạn này đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp. Nhiều trường hợp người phạm tội hiếp dâm dùng tiền để hòa giải, bồi thường cho gia đình nạn nhân với mong muốn không phải ngồi tù. Vậy, pháp luật quy định thế nào về trường hợp này?

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Trong thời gian gần đây, trên các bài báo, mạng xã hội đăng tải nhiều clip liên quan đến việc đánh ghenở ngay ngoài đường. Đáng chú ý, hành vi này đã gây ra hiện tượng mất trật tự công cộng, ách tắc giao thông. Vậy, đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng không? Bị xử lý thế nào?