Tổ chức đua xe trái phép: Mức phạt mới nhất 2024

Tổ chức đua xe trái phép là hành vi vi phạm khá phổ biến hiện nay, chủ yếu các đối tượng vi phạm là những người còn trẻ tuổi. Theo đó, hành vi tổ chức đua xe trái phép có thể bị xử lý hình sự về Tội tổ chức đua xe trái phép.

Thế nào là tổ chức đua xe trái phép?

Mặc dù Bộ luật Hình sự không giải thích thế nào là tổ chức đua xe trái phép, tuy nhiên có thể hiểu tổ chức đua xe trái phép là hành vi chỉ huy, rủ rê, lôi kéo,… người khác hoặc tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác để họ tham gia đua xe ô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe gắn động cơ khác trái pháp luật.

Cụ thể, tổ chức đua xe trái phép có thể là một trong các hành vi:

- Khởi xướng, vạch kế hoạch đua xe, chỉ huy việc đua xe;

- Cưỡng bức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo, kích động người khác đua xe;

- Quyên góp tiền, cung cấp tiền, tài sản cho người đua xe hoặc để làm giải thưởng cho người đua xe;

- Cung cấp xe cho người đua xe, tổ chức canh gác, bảo vệ hoặc chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ;

- Tổ chức canh gác, bảo vệ hoặc chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ;

- Huy động, lôi kéo, mua chuộc người khác cổ vũ cho cuộc đua…

Tội tổ chức đua xe trái phép: Mức phạt mới nhất (Ảnh minh họa)

Tổ chức đua xe trái phép bị xử lý như thế nào?

Tội tổ chức đua xe trái phép được quy định tại Điều 265 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, chỉ áp dụng xử lý hình sự đối với hành vi tổ chức đua xe trái phép là các loại xe máy, xe ô tô hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.

Về mức phạt Tội tổ chức đua xe trái phép, Điều 265 Bộ luật này cũng quy định cụ thể như sau:

Hình phạt chính:

- Khung 01:

Phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm.

- Khung 02:

Phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 04 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Tổ chức cho 10 xe tham gia trở lên hoặc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên trong cùng một lúc;

+ Tổ chức cá cược;

+ Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

+ Tại nơi có đông dân cư;

+ Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, trong đó tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% - 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

+ Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.

- Khung 03:

Phạt tù từ 08 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, trong đó tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% - 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu - dưới 1,5 tỷ đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 04:

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp về Tội tổ chức đua xe trái phép và mức phạt mới nhất. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[HƯỚNG DẪN] TOP 3 cách tìm tên chủ xe qua biển số xe máy

Khi mua xe cũ hay sang tên, chúng ta thường muốn xác minh thông tin chính chủ của xe. Mặt khác, việc biết xe bị thế chấp ngân hàng hay không là điều hết sức cần thiết. Sau đây là TOP 03 cách dễ dàng tìm tên chủ xe qua biển số xe máy. Cùng tham khảo nhé!