Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam là gì?

Đảng cộng sản Việt Nam phân bổ cơ quan lãnh đạo của Đảng tại các cấp ở địa phương nhằm thực hiện các chính sách, đường lối của Đảng. Vậy, tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam là gì? Có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?

1. Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam là gì?

Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam là gì?
Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam là gì? (Ảnh minh hoạ)

Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam được gọi là Tỉnh uỷ (đối với đơn vị hành chính là tỉnh) và Thành uỷ (đối với đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương).

Theo Quy định 10-QĐi/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương thì cấp uỷ cấp tỉnh là cơ quan lãnh đạo tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố giữa 02 kỳ đại hội và có chức năng lãnh đạo thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố; các nghị quyết, chỉ thị, chủ trường của Trung ương và các chính sách, pháp luật của Nhà nước,...

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 4 Quy định 10-QĐi/TW năm 2018, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam được quy định như sau:

(1) Lãnh đạo cụ thể hóa chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức để thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương. Quyết định chương trình làm việc, kiểm tra, giám sát toàn khóa; quy chế làm việc cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh.

(2) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết và chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị và các nghị quyết của cấp ủy cấp tỉnh. Căn cứ vào nội dung và tính chất từng lĩnh vực để ra nghị quyết/kết luận để lãnh đạo. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, chương trình và đề án, dự án trọng điểm. Tổ chức thực hiện thí điểm chủ trương và mô hình mới theo sự chỉ đạo của cấp Trung ương.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

(3) Định hướng/quyết định theo thẩm quyền của mình đối với những vấn đề để xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ; các vấn đề về kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng theo quy định tại Điều lệ Đảng. Cụ thể gồm:

- Lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận; đấu tranh với các quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng.

- Lãnh đạo thực hiện theo quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ và đảng viên, trước hết phải là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, người đứng đầu các cấp.

- Lãnh đạo việc đổi mới và kiện toàn bộ máy hệ thống chính trị. Quyết định về việc thành lập, sáp nhập, chia tách hay giải thể đối với các tổ chức đảng, cơ quan hoặc đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh theo hướng dẫn của cấp Trung ương.

- Dựa vào định hướng của Trung ương để xác định phương hướng để chỉ đạo đại hội Đảng bộ các cấp; chuẩn bị nội dung, quyết định khi triệu tập đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, các hội nghị giữa nhiệm kỳ (nếu có); thông qua dự thảo văn kiện trước khi trình Đại hội; chuẩn bị, giới thiệu nhân sự được bầu vào cấp ủy, ban thường vụ và Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại cấp ủy cấp tỉnh cũng như các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, thành phố.

- Lãnh đạo công tác và quản lý cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nội dung, thẩm quyền theo quy định của cấp Trung ương.

Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhân sự để giới thiệu ứng cử đối với các chức danh gồm: bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND/UBND cấp tỉnh, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh/thành phố.

Căn cứ vào quy định và hướng dẫn của Trung ương để thảo luận và quyết định số lượng ủy viên của ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh. Bầu ra ban thường vụ, bí thư, phó bí thư và ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh.

Xem xét, giới thiệu, đề nghị bổ sung ủy viên vào ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh.

Giới thiệu người ứng cử vào các chức danh chủ tịch HĐND/UBND cấp tỉnh để HĐND cấp tỉnh bầu; tham gia ý kiến liên quan đến nhân sự phó chủ tịch HĐND/UBND trước khi ban thường vụ cấp ủy tỉnh quyết định giới thiệu những nhân sự này để HĐND cấp tỉnh bầu.

- Thực hiện việc tự phê bình và phê bình, chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy định. Đưa ra ý kiến về kết quả kiểm điểm, tự phê bình, phê bình hàng năm của ban thường vụ và thường trực cấp ủy cấp tỉnh. Lãnh đạo việc xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Lãnh đạo kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và các đảng viên. Quyết định/đề nghị khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật, tố cáo đối với tổ chức đảng và các đảng viên, các vấn đề về đảng tịch theo quy định tại Điều lệ Đảng và Trung ương.

(4) Lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định pháp luật:

  • Định hướng những vấn đề đặc biệt quan trọng do HĐND cấp tỉnh quyết định. 

  • Xác định các mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu trong việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xác định kế hoạch dài hạn, trung hạn, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất. 

  • Đưa ra chủ trương về các vấn đề quan trọng và nhạy cảm liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, ngân sách, phát hành trái phiếu địa phương, các chương trình, dự án trọng điểm...; chủ trương khi đầu tư dự án đặc biệt quan trọng tại địa phương. 

  • Cho ý kiến đối với quy hoạch, điều chỉnh địa giới hành chính/thành lập/sáp nhập/chia tách đơn vị hành chính. 

  • Xem xét và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, ngân sách 06 tháng và hàng năm; định hướng phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới.

(5) Lãnh đạo công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ tại cấp cơ sở, phát huy quyền dân chủ; nâng cao vai trò giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng và chính quyền của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đại diện của nhân dân.

(6) Quyết định các vấn đề về quản lý tài chính và tài sản của Đảng bộ; xem xét, cho ý kiến liên quan đến tài chính đảng hàng năm/cuối nhiệm kỳ. Lãnh đạo các hoạt động kinh tế của Đảng (nếu có).

(7) Xem xét và cho ý kiến đối với những công việc mà ban thường vụ cấp ủy đã giải quyết; quyết định các vấn đề quan trọng được ban thường vụ cấp ủy trình.

(8) Thực hiện nhiệm vụ khác được cấp Trung ương giao.

Trên đây là những thông tin về Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam là gì?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Ngày 22/11/2024 vừa qua, LuatVietnam đã tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến về chủ đề: "Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP” với sự tham gia của Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại, Giảng viên Đại học Luật Hà Nội.

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép  cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Việc thu hồi giấy phép có thể xảy ra khi doanh nghiệp vi phạm các điều kiện hoạt động, không đáp ứng yêu cầu về tài chính hoặc vi phạm quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán. Dưới đây là 08 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.