Tổ chức cơ sở của đoàn là gì? Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đoàn

Đoàn thanh niên Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội. Nếu bạn đang tìm hiểu tổ chức cơ sở của đoàn là gì? Tổ chức cơ sở đoàn có những nhiệm vụ nào? thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời.

1. Tổ chức cơ sở của đoàn là gì?

Tổ chức cơ sở của đoàn là nền tảng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, được thành lập dựa theo ngành nghề, địa bàn dân cư, nơi học tập, đơn vị công tác, địa chỉ cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Tổ chức cơ sở của Đoàn là gì? (Ảnh minh hoạ)

Tổ chức cơ sở của đoàn được xem như chiếc cầu nối, gắn kết giữa đoàn và thanh niên. Đây là nơi hội tụ của đoàn viên được học tập, rèn luyện bản thân, đóng góp vào sự phát triển của tập thể.

Tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị, tổ chức cơ sở của đoàn sẽ hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của đoàn cấp huyện, đoàn cấp tỉnh.

2. Những đơn vị thuộc tổ chức cơ sở của đoàn

Tổ chức cơ sở đoàn gồm hai đơn vị là chi đoàn cơ sở và đoàn cơ sở.

2.1 Chi đoàn cơ sở

Chi đoàn cơ sở là lực lượng nòng cốt của tổ chức đoàn. Một chi đoàn cơ sở được thành lập khi có đủ ít nhất 3 thành viên. Nếu đơn vị không đủ số thành viên để lập chi đoàn, thì các đoàn viên này sẽ được sáp nhập và sinh hoạt ở một chi đoàn cơ sở khác, ở trong cùng khu vực cư trú, hoặc tổ chức cơ sở đoàn cấp huyện.

Chi đoàn cơ sở là lực lượng nòng cốt của tổ chức đoàn (Ảnh minh hoạ)

Đối với chi đoàn cơ sở có dưới 9 đoàn viên thì Ban chấp hành chỉ bao gồm bí thư và phó bí thư. Còn chi đoàn cơ sở có từ 9 đoàn viên trở lên, đơn vị sẽ tiến hành bầu Ban chấp hành chi đoàn cơ sở đầy đủ.

Chi đoàn cơ sở có thể thành lập các phân đoàn bên dưới để dễ quản lý hoạt động. Chi đoàn cơ sở được phép sử dụng con dấu theo quy định và có trách nhiệm, quyền hạn tương đương đoàn cơ sở.

2.2 Đoàn cơ sở

Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn cơ sở. Nếu đơn vị có từ 2 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên sinh hoạt thì được phép thành lập đoàn cơ sở. Trong trường hợp không đủ 2 chi đoàn và 30 đoàn viên, nếu là đơn vị hành chính cấp xã, phường thì vẫn có thể thành lập đoàn cơ sở.

Khi thành lập đoàn cơ sở, đơn vị sẽ tiến hành bầu Ban chấp hành cơ sở, Ban Thường vụ, Bí thư và Phó Bí thư.

Đoàn cơ sở doanh nghiệp sẽ trực thuộc huyện đoàn, tỉnh đoàn. Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức đoàn khối, đoàn ngành, thì đoàn cơ sở sẽ trực thuộc khối ngành này. Đối với những đơn vị đặc thù, đoàn cơ sở có thể thành lập đoàn bộ phận nếu được đoàn cấp trên công nhận.

3. Cách thức hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn

Tổ chức cơ sở đoàn hoạt động theo thời gian và chu kỳ như sau:

- Đoàn cơ sở và ban chấp hành chi đoàn họp mỗi tháng một lần, địa điểm sẽ do Ban Thường vụ trung ương đoàn quyết định.

- Đại hội đoàn viên, đại hội chi đoàn, đoàn cơ sở hoặc đại hội đại biểu của đoàn cơ sở được triệu tập bởi Ban chấp hành đoàn, chi đoàn cơ sở.

- Nhiệm kỳ đại hội chi đoàn và tổ chức cơ sở đoàn được phân chia theo:

  • Đại hội chi đoàn tại địa bàn dân cư, chi đoàn trong trường học, đoàn trường trung học phổ thông, đoàn trung tâm giáo dục nghề nghiệp: 1 năm 1 lần.
  • Đại hội chi đoàn cơ sở; chi đoàn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp; đoàn trường trung cấp: 5 năm 2 lần.
  • Đại hội đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị trấn; đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp: 5 năm 1 lần.

- Trong mỗi kỳ họp, đại hội tiến hành thảo luận và biểu quyết, xác định phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của từng nhiệm kỳ, bầu ban chấp hành đoàn, bầu đại biểu tham dự đại hội đoàn cấp cao, tham gia đóng góp ý kiến vào các văn kiện của đại hội đoàn cấp cao.

4. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đoàn

Tổ chức cơ sở của đoàn có 03 nhiệm vụ cơ bản sau:

4.1 Bảo vệ quyền lợi của đoàn viên

Đây là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu của tổ chức cơ sở đoàn, sâu sát, chăm lo và bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, đoàn viên và thanh thiếu nhi. Nhiệm vụ này thúc đẩy sự gắn bó, đoàn kết giữa tổ chức cơ sở đoàn và đoàn viên thanh niên.

Tổ chức cơ sở đoàn phải tiến hành tìm hiểu, nắm rõ những vấn đề, những khó khăn của đoàn viên, phân công và tạo điều kiện thuận lợi để tất cả đoàn viên đều có thể tham gia sinh hoạt và hoàn thành nhiệm vụ.

Tổ chức cơ sở đoàn có nhiệm vụ khuyến khích và phát huy những mặt tích cực của đoàn viên, thanh niên, thúc đẩy sự trưởng thành về mọi mặt. Đồng thời, mạnh mẽ lên án, bài trừ những mặt tiêu cực, các vấn đề tệ nạn xã hội, giúp đoàn viên phát triển về cả nhân cách lẫn thể chất.

Tổ chức cơ sở đoàn phải đảm bảo sự công bằng giữa các đoàn viên, cả trong học tập, rèn luyện và công tác; biết cách kết hợp hài hòa các yếu tố lợi ích trong hoạt động, đời sống sinh hoạt hàng ngày của đoàn viên. Đây cũng chính là tiền đề để tổ chức cơ sở đoàn phát triển một cách bền vững.

4.2 Tổ chức các hoạt động đoàn

Tổ chức cơ sở đoàn phải thường xuyên, tích cực tổ chức các hoạt động đoàn, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, kích thích tinh thần cống hiến của đoàn viên, góp phần tham gia vào các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.

Tổ chức cơ sở đoàn thực hiện công tác rèn luyện, đoàn kết tập thể thanh niên, tuyên truyền lý tưởng Đảng, thực hiện mục tiêu cách mạng Đảng.

Tổ chức cơ sở đoàn tạo cơ hội để tất cả đoàn viên cùng nhau phát huy tối đa sức lực, trí tuệ, luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào được giao phó.

4.3 Thực hiện công tác thanh niên

Mỗi tổ chức cơ sở của đoàn đều có nhiệm vụ phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể để thực hiện công tác thanh niên. Các đơn vị phải tích cực xây dựng, tham gia vào công tác giáo dục thanh niên ở địa phương.

Phối hợp với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội chăm lo xây dựng đoàn vững mạnh, xây dựng cơ sở đoàn, hội, đội ở địa phương, bảo vệ đảng và chính quyền.

Tổ chức cơ sở đoàn có nhiệm vụ thực hiện công tác thanh niên (Ảnh minh hoạ)

Công tác thanh niên không phải là nhiệm vụ của một tổ chức mà là sự phối hợp đồng bộ của toàn thể xã hội. Các cấp bộ đoàn cùng với tổ chức cơ sở đoàn có nhiệm vụ phối hợp với chính quyền, các tổ chức kinh tế xã hội và các đoàn thể liên quan, dưới sự lãnh đạo của cấp đảng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác thanh niên.

5. Quyền hạn của tổ chức cơ sở Đoàn

Bên cạnh những nhiệm vụ ở trên, tổ chức cơ sở đoàn còn có những quyền hạn cụ thể sau:

5.1 Kết nạp và quản lý đoàn viên

Tổ chức cơ sở đoàn có quyền kết nạp hoặc tiếp nhận đoàn viên mới, chuyển sinh hoạt đối với đoàn viên bất kỳ, hay giới thiệu những đoàn viên ưu tú để được Đảng bồi dưỡng.

Tổ chức cơ sở đoàn được quyền giới thiệu cán bộ đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội khác.

Tổ chức cơ sở đoàn có quyền kết nạp đoàn viên mới (Ảnh minh hoạ)

5.2 Chủ động tổ chức hoạt động, phong trào thanh niên

Nhằm mục đích tìm kiếm, phát hiện và kết nạp thêm nhiều đoàn viên ưu tú, tổ chức cơ sở đoàn được chủ động tổ chức các hoạt động, phong trào thanh niên. Các hoạt động cần nằm trong khuôn khổ cho phép, đáp ứng được những nhu cầu chính đáng và hợp pháp.

Tổ chức cơ sở đoàn cũng có thể phối hợp với các đoàn thể, ban ngành, các tổ chức kinh tế xã hội để được tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.

5.3 Tổ chức các hoạt động tạo nguồn kinh phí cho cơ sở

Tổ chức cơ sở đoàn được quyền tổ chức các hoạt động với mục đích tạo thêm nguồn kinh phí cho cơ sở. Tổ chức cũng có thể tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu nhập cho cán bộ đoàn viên thanh niên. Các đơn vị được quyền sử dụng con dấu hợp pháp.

6. Giải pháp để tổ chức cơ sở đoàn làm tốt nhiệm vụ

Tổ chức cơ sở của đoàn là nền tảng cơ bản để thực hiện tốt nhiệm vụ của đoàn. Một số giải pháp cụ thể để tổ chức cơ sở đoàn làm tốt nhiệm vụ:

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước.

- Chuyên tâm giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên hướng tới những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: năng động, sáng tạo, trách nhiệm, bản lĩnh, khiêm tốn, thích ứng nhanh.

- Bám sát vào tình hình thực tế, các phong trào phải được tổ chức thiết thực, cụ thể, kích thích đoàn viên thanh niên tham gia.

- Nâng cao tinh thần cảnh giác với các thế lực thù địch, chống phá cách mạng, giáo dục nhận thức về âm mưu của hoạt động “diễn biến hòa bình”.

- Đổi mới cách thức giáo dục tư tưởng chính trị cho các đoàn viên. Cần giáo dục thanh niên không chỉ hành động bằng sức mạnh của lý trí, mà phải bằng cả sức mạnh của tình cảm cách mạng.

Bài viết trên đã giúp trả lời cho các câu hỏi: Tổ chức cơ sở của đoàn là gì? Tổ chức cơ sở đoàn có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? Giải pháp nào để tổ chức cơ sở đoàn làm tốt nhiệm vụ?

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp hữu ích đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp, tư vấn.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?