Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC bao nhiêu thành viên? Gồm nước nào?

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC là một trong những tổ chức cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ của tổ chức này là giúp ổn định giá dầu trên thế giới. Vậy tổ chức này có bao nhiêu thành viên và những nước nào có mặt trong OPEC? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC là gì?

Để hiểu chi tiết về tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa này, chúng ta hãy tìm hiểu lần lược về  sơ lược, mục tiêu và lịch sử phát triển của tổ chức.

1.1 Sơ lược về OPEC 

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries) là tập hợp các quốc gia sản xuất dầu lửa lớn lớn với mục tiêu chung là quản lý sản lượng dầu và duy trì giá dầu ổn định trên thị trường. Đây là tổ chức có tầm ảnh hưởng toàn cầu bởi các quyết định của OPEC có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu thế giới cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Logo của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC
Logo của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC (Ảnh minh hoạ)

Sơ đồ cơ quan của OPEC được bố trí khá chặt chẽ, gồm có 3 bộ phận chính:

  • Cơ quan cấp cao nhất của tổ chức là Hội nghị. Cơ quan này có thẩm quyền ban hành các chính sách, bổ nhiệm giám đốc (theo nhiệm kỳ mỗi 2 năm), bầu chủ tịch hội đồng giám đốc (theo nhiệm kỳ mỗi 1 năm). Nguyên tắc hoạt động của hội đồng là biểu quyết để đạt được sự nhất trí.

  • Cơ quan quản lý của tổ chức là hội đồng giám đốc.

  • Cơ quan chấp hành cũng tức là ban thư ký với người đứng đầu là tổng thư ký. Ủy ban kinh tế cũng nằm trong ban thư ký. Ủy ban kinh tế có nhiệm vụ đưa ra các đánh giá thị trường và chính sách khuyến nghị cho các nước khai thác dầu.

1.2 Mục tiêu

OPEC được thành lập với mục tiêu chính là giúp ổn định thị trường dầu thô thế giới, đảm bảo rằng việc sản xuất và buôn bán dầu mỏ diễn ra bình ổn về cả giá và nguồn cung. Để thực hiện mục tiêu này, OPEC đưa ra các chính sách về:

  • Khai thác dầu thô: Các chính sách kiểm soát lượng dầu thô sản xuất trong các nước thành viên;

  • Điều tiết giá dầu thế giới: Thông qua việc điều tiết sản lượng dầu thô khai thác, tổ chức này có thể gián tiếp quyết định đến giá dầu toàn thế giới;

  • Cung cấp tài chính, kỹ thuật hay nguồn lực cho các nước thành viên OPEC khi các nước này bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cưỡng chế của quốc tế.

Tuy nhiên thì theo đánh giá, nhiều quyết định của OPEC đều dựa trên lợi ích của quốc gia. Cụ thể trong các cuộc khủng hoảng dầu, tổ chức này vẫn giữ các chính sách cao giá trong thời gian dài.

Về bản chất, OPEC thật ra là một liên minh về độc quyền nhằm “giữ giá” dầu trên thị trường. Tổ chức này sử dụng quyền lực để điều chỉnh sản lượng dầu thô và dầu mỏ cung cấp ra thị trường. Từ đó tạo nên tình trạng khan hiếm sao cho giá dầu luôn ở mức có lợi nhất cho các nước sản xuất.

1.3 Lịch sử phát triển 

OPEC chính thức thành lập vào ngày 10 đến ngày 14 tháng 9 năm 1960 tại Baghdad dưới đề xuất của Bộ trưởng Bộ Năng lượng và mỏ Venezuela và Ả Rập Xê Út. Các thành viên tham gia khi đó là chính phủ Iraq, Iran, Kuwait, Venezuela và Ả Rập Xê Út. Genéver (Thụy Sĩ) là trụ sở đầu tiên của tổ chức trong 5 năm đầu tiên. Venice là trụ sở chính của tổ chức từ 1965 cho đến nay.

Sau này, cùng với sự lớn mạnh của tôt chức, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào OPEC. Dưới đây là  thứ tự gia nhập của các nước trong OPEC:

  • Năm 1961: Qatar;

  • Năm 1962: Indonesia, Libya;

  • Năm 1967: Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất;

  • Năm 1967: Algérie;

  • Năm 1971: Nigeria;

  • Năm 1992 Ecuador và Gabon rút lui khỏi OPEC do không thể duy trì chi phí thành viên tổ chức là 2 triệu đô la cùng với đó là nhu cầu sản xuất cao hơn quy định của tổ chức. Tuy nhiên đến năm 2007 thì 2 nước này lại gia nhập lại.

  • Năm 2007: Angola;

  • Nga và Na Uy trở thành quan sát viên của tổ chức.

Chỉ tiêu sản xuất dầu của OPEC khiến nhiều nước không muốn gia nhập. Cụ thể Indonesia đã rời tổ chức do không thể sản xuất đủ chỉ tiêu. Tương tự với Ecuador và Gabon. Trong khi đó Iraq vẫn là thành viên trong khi sản lượng dầu của nước này từ năm 1998 không thuộc bất kỳ chỉ tiêu quy định nào của tổ chức.

2. OPEC bao nhiêu thành viên? gồm những nước nào?

Từ lịch sử hình thành, có thể thấy tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC đã trải qua nhiều lần biến động thành viên từ năm thành lập 2007. Tính đến ngày 20 tháng 7 năm 2023, OPEC có 13 thành viên, bao gồm các nước: Algérie, Angola, Gabon, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Congo (Congo-Brazzaville), Equatorial Guinea (Guinée Équatoriale),Venezuela, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

13 nước thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
13 nước thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (Ảnh minh hoạ)

3. OPEC có tác động thế nào gì đến giá xăng dầu?

Vào những năm 1970, các chính sách của OPEC có vai trò quyết định đến sự ổn định của giá dầu lửa thế giới, tuy nhiên sự thay đổi là không thể tránh khỏi. Để duy trì sự ổn định của ngành công nghiệp dầu mỏ đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của nhiều nhân tố. Ta có thể nhận thấy vai trò của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC ngày càng suy giảm. Dưới đây là một số nguyên nhận được đưa ra:

  • Các nước xuất khẩu dầu lửa không thuộc OPEC ngày càng gia tăng sản lượng.

  • Thế giới có xu hướng tiến đến tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.

  • Các công ty quốc doanh ngày càng chiếm ưu thế.

Dưới đây là quá trình hoạt động của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa từ năm 1960 đến 2005:

  • 14/09/1960 tổ chức được chính thức thành lập.

  • Năm 1965: Sau khi trụ sở về Venice, tổ chức đã có những thông nhất về chính sách khai thác chung để ổn định giá dầu.

  • Năm 1970 tổ chức quyết định tăng 30% giá dầu. Mức thuế tối thiểu đối với các công ty khai thác dầu tăng thêm 55%.

  • Năm 1971: Tổ chức đạt được thống nhất với các tập đoàn và nâng giá dầu. Quá trình quốc gia hóa diễn ra mạnh mẽ chiếm hơn 50% các tập đoàn.

  • Năm 1973: Cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất diễn ra khi giá dầu tăng lên tới 302% mỗi thùng. Lúc này 55% lượng dầu thế giới nằm trong tay của OPEC.

Cuộc khủng hoảng dầu diễn ra kéo theo sự tăng giá dầu thô lên đến 302%
Cuộc khủng hoảng dầu diễn ra kéo theo sự tăng giá dầu thô lên đến 302% (Ảnh minh hoạ)
  • Từ năm 1974 đến 1978: Cứ khoảng nửa năm thì giá dầu tăng từ 5 đến 10%.

  • Năm 1979: Cuộc khủng hoảng dầu lần thứ hai diễn ra. Lúc này giá dầu tăng từ 15,5 USD thành 24 USD mỗi thùng.

  • Năm 1981: Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra do khủng hoảng dầu lần thứ kéo theo lượng dầu tiêu thụ giảm 11%. Thị phần của OPEC trong thời gian 1979 - 1983 giảm còn 40%.

  • Năm 1982: Thị phần của OPEC tiếp tục giảm còn 33%. Trước đó, OPEC có quyết định giảm sản lượng sản xuất tuy nhiên không được các nước tuân thủ.

  • Năm 1983 - 1986: Giá dầu giảm 5 USD còn 29 USD mỗi thùng và cán mốc 10 USD mỗi thùng (1986). Sản lượng khai thác giảm từ 18,5 triệu thùng/ngày xuống còn 16 triệu thùng/ngày.

  • Năm 1990: Giá dầu tăng lên 18 - 21 USD mỗi thùng.

  • Năm 2000: Giá dầu có sự biến động mạnh, có khi ở mức 9 USD, có khi lên đến 37 USD. Lúc này, OPEC thống nhất giữ mức giá 22 - 28 USD/thùng.

  • Năm 2005: Lượng dầu thô được OPEC thống nhất là 27 triệu thùng/ngày.

4. Kết luận

Bài viết này đã trình bày sơ lược về tổ chức OPEC cũng như mục tiêu, lịch sử phát triển và cách OPEC tác động đến giá dầu thế giới. OPEC là tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa với các thành viên là các nước chiếm lượng khai thác dầu thô lớn trên thế giới nhằm mục tiêu ổn định giá dầu thị trường.

Tuy nhiên thì hiện nay vai trò này đã bị suy giảm dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn thông tin bổ ích.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?

Học sinh tiêu biểu là gì? Tiêu chí nào để đánh giá học sinh tiêu biểu?

Học sinh tiêu biểu là gì? Tiêu chí nào để đánh giá học sinh tiêu biểu?

Học sinh tiêu biểu là gì? Tiêu chí nào để đánh giá học sinh tiêu biểu?

Hiện nay, cùng với sự đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông, cách thức đánh giá và khen thưởng học sinh cũng có sự thay đổi. Vậy học sinh tiêu biểu là gì? Các tiêu chí nào được dùng để đánh giá học sinh tiêu biểu? Hãy tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.