Tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật là gì?

Pháp luật là một công cụ quan trọng để nhà nước quản lý xã hội. Trong đó, tính quyền lực bắt buộc chung là đặc điểm nổi bật nhất giúp phân biệt pháp luật với các phạm trù khác. Vậy tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh chủ đề này.
Tính quyền lực bắt buộc chung là gì? (Ảnh minh hoạ)

1. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bởi quyền lực nhà nước. Nhà nước sử dụng pháp luật như một công cụ để quản lý xã hội.

Nhà nước đảm bảo thực thi pháp luật bằng các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của các giai cấp. Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật là:

  • Có tính chất phổ quát, phổ biến và phù hợp với chuẩn mực chung

  • Mang tính hệ thống, có trật tự xác định

  • Có hình thức tồn tại xác định

  • Có thể thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế

  • Thể hiện ý chí của nhà nướ

2. ​Tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật là gì?

Tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật có nghĩa là pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bắt buộc với mọi tổ chức, cá nhân. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng đều phải thực hiện theo pháp luật và nếu vi phạm, đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đặc trưng này của pháp luật thể hiện ý chí, quyền lực của nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật được công bằng và điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Trong một xã hội luôn tồn tại nhiều giai tầng khác nhau, được phân chia thành nhiều giai cấp và tầng lớp. Những giai cấp này có những bản chất, lợi ích khác nhau hoặc đôi khi có thể đối kháng nhau.

Chính vì thế cần có nhà nước chung thống nhất để quản lý xã hội. Pháp luật là một công cụ để Nhà nước quản lý trật tự xã hội. Pháp luật do nhà nước ban hành và thực thi bằng quyền lực nhà nước.

Đặc trưng này là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật trong quản lý xã hội.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ví dụ: Theo Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây:

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

h) Vượt bên phải trong trường hợp không được cho phép;

k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác đồ cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển theo xe khác, vật khác;”

Các quy định này được áp dụng bắt buộc chung cho tất cả các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua đó đảm bảo tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.

3. Một số đặc điểm khác của pháp luật

Tính quy phạm phổ biến

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung, có tính phổ biến. Có nghĩa là, những quy tắc xử sự của pháp luật được áp dụng ở mọi nơi với phạm vi rộng lớn, bao quát toàn xã hội. Mọi cá nhân, tổ chức, mọi tầng lớp và trong mọi quan hệ xã hội đều chịu sự chi phối của pháp luật.

Thông thường, các quy phạm xã hội khác chỉ được áp dụng với một số tổ chức nhất định như quy phạm đạo đức, tôn giáo, tập quán hay các quy phạm của các tổ chức chính trị - xã hội khác như Đoàn Thanh niên,...

Còn quy phạm pháp luật được áp dụng chung và phổ biến hơn. Đây là một đặc trưng quan trọng để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

Đây là một đặc trưng quan trọng để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm của các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Ví dụ như Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hay quy định về những điều đảng viên không được làm cũng là những quy tắc xử sự chung. Những quy tắc đó chỉ được áp dụng trong các tổ chức Đoàn thanh niên hoặc tổ chức Đảng các cấp nên không mang tính quy phạm phổ biến như các quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Theo Điều 8, Luật Giao thông đường bộ, số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi như: “đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy; phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, giải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ…”

Quy định này được áp dụng với toàn bộ các tổ chức, cá nhân tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

Tính chặt chẽ về mặt hình thức

Pháp luật có tính chặt chẽ về mặt hình thức (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh tính quy phạm phổ biến, tính chặt chẽ về mặt hình thức là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của hệ thống pháp luật. Nó đảm bảo rằng các quy định pháp lý được thể hiện một cách rõ ràng, chính xác và không gây ra bất kỳ sự nhầm lẫn hay diễn giải khác nhau nào.

Các quy định của pháp luật có cấu trúc logic, chặt chẽ và được diễn đạt bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, cụ thể. Hình thức của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản này có sự chuẩn xác về mặt nội dung. Mỗi văn bản quy phạm pháp luật đều có nội dung, bố cục chặt chẽ thông qua các điều, khoản rõ ràng.

Đây là yếu tố thiết yếu để đảm bảo tính hiệu lực, tính ràng buộc và sự thống nhất trong việc áp dụng, thi hành pháp luật. Các quy định pháp lý được diễn đạt rõ nghĩa, tránh xảy ra tranh chấp, xung đột khi áp dụng vào các tình huống pháp luật cụ thể.

Đặc trưng này làm tăng cường tính minh bạch trong quá trình thi hành pháp luật, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tính chặt chẽ về mặt hình thức đảm bảo tính công bằng trong quá trình áp dụng pháp luật. Khi các quy định pháp luật được diễn đạt rõ ràng và không gây ra sự hiểu lầm, nó ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực hay áp dụng luật một cách tuỳ tiện, thiên vị.

Tất cả các trường hợp tương tự sẽ được đối xử công bằng dựa trên những điều luật rõ ràng và không phụ thuộc vào sự diễn giải cá nhân.

Đặc trưng này giúp pháp luật đảm bảo tính công bằng và hợp lý về nội dung, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, pháp luật góp phần bảo vệ các giá trị, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Kết luận

Như vậy, bài viết đã cung cấp kiến thức về tính quyền lực bắt buộc chung và một số đặc điểm khác của pháp luật. Hi vọng bạn đã có thêm những kiến thức pháp luật bổ ích! Chúc các bạn học tập tốt!
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?