Tín chỉ Carbon là gì? Lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Tín chỉ Carbon được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường hiện hành. Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ giải thích rõ về khái niệm tín chỉ Carbon là gì cũng như các quy định liên quan.
Tín chỉ Carbon là gì? (Ảnh minh hoạ)

1. Tín chỉ Carbon là gì?

Khoản 35 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về tín carbon như sau:

“Tín chỉ các-bon là  một loại chứng nhận có thể sở hữu hoặc mua bán sở hữu quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương”.

Ở Việt Nam hiện nay cũng có một sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA). Đây là sàn giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên tại Việt Nam hướng tới nền kinh tế carbon thấp và có tốc độ phát triển vượt bậc.

Tại Điều 16 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định về đối tượng được phép tham gia thị trường carbon ở Việt Nam như:

- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm soát và thống kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành

- Tổ chức muốn tham gia thực hiện cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ các bon trong nước, ngoài nước phải phù hợp với quy định, pháp luật, điều ước mà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký và tham gia.

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh có hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon.

2. Lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam gồm mấy giai đoạn?

Điều 17 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định lộ trình phát triển và thời điểm triển khai thị trường carbon tại Việt Nam như sau:

Giai đoạn 1:  Đến hết năm 2027

- Xây dựng quy định về quản lý tín chỉ carbon và hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon; xây dựng quy chế vận hành cho sàn giao dịch tín chỉ carbon ở Việt Nam

- Tiến hành thử nghiệm cơ chế trao đổi và bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng; Hướng dẫn cách thức thực hiện cơ chế này cả trong nước và quốc tế, tuân theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- Từ năm 2025, thành lập và vận hành thử nghiệm sàn giao dịch tín chỉ carbon

- Thực hiện các hoạt động nhằm tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về việc phát triển thị trường carbon.

Giai đoạn từ năm 2028:

-  Trong năm 2028, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được vận hành chính thức.

-  Quy định cho giao dịch kết nối và trao đổi tín chỉ carbon giữa thị trường trong nước với các thị trường carbon khu vực và thế giới.

Trung Quốc bắt đầu đề cập đến việc xây dựng thị trường carbon trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015. Sau đó đã tiến hành thử nghiệm trên diện rộng tại nhiều khu vực và thành phố với các mức độ kinh tế khác nhau.

Đến ngày 16/7/2021, thị trường giao dịch carbon của Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

3. Các loại Carbon trên thị trường

Có Hai loại thị trường carbon chính là thị trường carbon bắt buộc và thị trường carbon tự nguyện

Thị trường carbon bắt buộc (Mandatory Carbon Market) là nơi việc mua bán tín chỉ carbon diễn ra dựa trên các cam kết của các quốc gia trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính.

Thị trường này có tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án thuộc cơ chế phát triển sạch (CDM) và cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện (JI).

Giới Hạn Tổng Phát Thải (Cap): Chính phủ hoặc cơ quan quản lý sẽ thiết lập một mức trần tối đa cho lượng khí nhà kính được phép phát thải. Hạn mức này sẽ dần được giảm xuống theo thời gian để đảm bảo hiệu quả trong việc giảm phát thải.

Chẳng hạn, trong Hệ thống Thương mại Phát thải của Liên minh Châu Âu (EU ETS), mức giới hạn phát thải đã giảm từ khoảng 2,084 tỷ tấn CO2 vào năm 2005 xuống còn khoảng 1,572 tỷ tấn CO2 vào năm 2020.

Cơ chế hoạt động của thị trường tín chỉ Carbon hiện nay (Ảnh minh hoạ)

Thị trường carbon tự nguyện (voluntary carbon market): Hoạt động theo cơ chế hợp tác thỏa thuận song phương và đa phương giữa các công ty, tổ chức hoặc quốc gia. Bên mua tham gia giao dịch một cách tự nguyện cần đáp ứng yêu cầu về môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm thiểu lượng carbon.

Kết Luận

Tín chỉ carbon (carbon credit) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và đạt được mục tiêu Net Zero. Tín chỉ carbon không chỉ giúp giảm thiểu lượng khí thải mà còn mang lại giá trị kinh tế đáng kể.

Bằng cách nắm vững các quy định tín chỉ carbon là gì, các doanh nghiệp có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, họ cũng đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sống bền vững và thân thiện với môi trường.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?