Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4358:1986 Ván lạng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4358:1986

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4358:1986 Ván lạng
Số hiệu:TCVN 4358:1986Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
Ngày ban hành:01/01/1986Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4358 - 86

VÁN LẠNG

Planed verner

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại ván lạng dùng trang trí bề mặt đồ mộc hoặc của các sản phẩm khác từ gỗ.

1. KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

Kích thước ván lạng được quy định theo bảng dưới đây:

Bảng 1

Milimét

Kích thước cơ bản

Mức tối thiểu

Mức tăng tiến

Mức tối đa

Sai lệch cho phép trên 1 tấn ván lạng

Chiều dài

500

+ 50

-

± 10

Chiều rộng

50

+ 10

-

± 5

Chiều dày

0,6

+ 0,1

1,0

± 0,05

Ván lạng có chiều dài từ 500 đến 1.000 mm cho phép với số lượng không quá 10% so với tổng số ván lạng chính phẩm.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Nguyên liệu:

Nguyên liệu để lạng là gỗ tròn, bao gồm các loại gỗ quy định trong TCVN 1761 - 86 và thêm những loại gỗ dưới đây:

Lát lỏng, Gõ Cà te, Trám trắng, Gội nếp, Chiêu liêu, Lim xẹt, Cóc đá, Vên vên, Sao, Dầu, Huỳnh đường, Chua khế, Hương tía, Hà nu, Hồng tùng. (Phụ lục 1).

Yêu cầu chất lượng đối với gỗ tròn để lạng phải theo quy định trong TCVN 1762-86.

2.2. Yêu cầu chất lượng ván lạng:

2.2.1. Các cạnh ván lạng phải lạng phải thẳng, các cạnh kề bên phải vuông góc với nhau.

2.2.2. Độ ẩm ván lạng khi xuất xưởng phải đạt: 10±2%.

2.2.3. Giới hạn cho phép khuyết tật trên ván lạng được quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Tên khuyết tật

Mức giới hạn cho phép

Loại A

Loại B

Loại C

1

2

3

4

1. Mắt

Trên 1 m chiều dài tấm ván lạng cho phép 2 mắt sống đường kính tối đa là (mm)

a) Mắt sống

10

20

30

b) Mắt chết

không cho phép

cho phép đường kính tối đa là 3mm với số lượng không quá 1 mắt tròn 1mm chiều dài ván.

c) Mắt bị bong

2. Mọt

không cho phép

cho phép đường kính lỗ mọt tối đa là (mm)

 

 

1,5

2,0

 

 

với số lượng lỗ mọt trên 1 mét chiều dài ván không quá

 

 

5

10

3. Nấm mốc

không cho phép

cho phép tổng diện tích phần bị nấm mốc so với toàn bộ diện tích ván không quá (%)

 

 

10

20

4. Nứt hở đầu

Trên 1 tấm ván lạng cho phép 2 vết nứt

a) Nứt dọc và nứt khít.

Vết nứt dài nhất so với chiều dài tấm ván không được quá (%)

 

10

15

20

b) Nứt không khít

không cho phép

5. Mục

không cho phép

6. Biến màu

 

6.1. Do ánh sáng

cho phép

6.2. Biến màu tự nhiên

 

 

a) Đồng đều

không cho phép

cho phép

b) Không đồng đều

không cho phép

không cho phép

không quá 10% diện tích ván

6.3 Do hóa chất

không cho phép

7. Lõi và giác

Diện tích phần giác so với tổng diện tích trên một tấm ván không được quá (%)

 

không cho phép

5

10

8. Độ nhám bề mặt

Cho phép đạt mức từ D 6 trở lên

9. Vết xước trên bề mặt

Cho phép vết xước có chiều sâu không quá 1/3 chiều dày tấm ván.

10. Vết bẩn trên bề mặt.

Không cho phép

Diện tích vết bẩn dọc theo chiều dài tấm ván không được quá (%)

 

 

10

15

 

So với diện tích tấm ván

11. Xiên thớ

Cho phép xiên thớ so với chiều dài tấm ván không quá (%)

 

5

7

10

12. Độ lượng sóng

 

 

 

12.1. Theo chiều dài ván

Cho phép với độ sâu không quá (mm)

 

5

10

15

12.2. Theo chiều ngang ván

không cho phép

13. Dập ngang sợi

không cho phép

Chú thích: Bảng 2 phần 7 cho phép loại B = 10%, C = 15% đối với các loại gỗ: Giồi, Hương, Cà te.

3. GHI NHÃN, BAO GÓI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN

3.1. Ghi nhãn:

3.1.1. Trên mỗi bó ván lạng phải ghi nhãn hiệu vớI nội dung sau:

Tên gỗ, hạng chất lượng, số tấm, kích thước ván lạng và tổng số m2 của mỗi bó.

3.1.2. Phiếu ghi nhãn phải được dán lên tấm trên cùng phía góc phải của tấm ván lạng.

3.1.3. Trên mỗi kiện phải được ghi nhãn bằng mực không phai (hoặc sơn) với nội dung.

- Số ký hiệu kiện

- Tên gỗ

- Số bó trong kiện và tổng số m2 ván lạng

- Nơi sản xuất

- Nơi đặt hàng

- Khối lượng cả bì.

3.2. Bao gói

3.2.1. Ván lạng thành phẩm phải được xếp theo thứ tự như khi lạng ra và được tập hợp thành từng bó. Mỗi bó có cùng chất lượng và loại gỗ.

3.2.2. Số lượng ván lạng trong bó phải là số chẵn nhưng ít nhất là 16 tấm và nhiều nhất là 32 tấm.

3.2.3. Mỗi bó phải buộc chắc chắn bằng loại dây mềm ván lạng có chiều dài dưới 1.000 mm thì buộc 1 điểm, dài trên 1.000 mm buộc 2 điểm.

3.2.4. Các bó ván lạng được đóng gói vào kiện. Mỗi kiện phải chứa các bó có cùng chất lượng và cùng một loại gỗ.

3.2.5. Gỗ để đóng kiện phải theo quy định trong 32 TCN 161-79.

3.2.6. Vỏ kiện làm bằng những thanh gỗ đóng thưa theo 32 TCN 206-81.

3.2.7. Mỗi kiện ván lạng có khối lượng kể cả bì không quá 1.000 kg và kích thước như sau:

Chiều dài từ 2.000 - 4.000mm cáp chiều dài 500mm

Chiều rộng 1.000 mm, chiều cao 500mm.

3.2.8. Mỗi kiện được bó bằng đai kim loại bao quanh chiều ngang kiện với số lượng ít nhất 3 đai.

3.3. Bảo quản

3.3.1. Số lượng ván lạng trong mỗi kiện phải được bó kín trong lớp giấy chống ẩm theo TCVN 1007-82 và phải được chèn lót cẩn thận.

3.3.2. Các kiện ván lạng phải được xếp trong kho, để nơi khô ráo, bằng phẳng, cách mặt đất ít nhất là 10 cm tránh mưa, nắng

3.4. Vận chuyển

Vận chuyển ván lạng bằng các phương tiện phải có mái che mưa nắng và tránh va đập.

 

PHỤ LỤC 1

Số TT

Tên việt

Tên la tinh

1

Chiêu liêu

Terminalia alata Neyne

2

Các đá

Lumnit era SP

3

Chua khế

Hemen trijaga

4

Dầu đồng - Dầu long

Dipteracarpus tuberculatus

 

 

Đipteracaruas grandis

 

 

Dipteracarpus Cerdatus

5

Dầu trà beng

Dipteracarpus obtisifelius

6

Dầu seng màng

Dipteracarpus dyeri

7

Dầu mít

Dipteracarpus castatus

8

Dầu con rái

Disteracarpus

9

Dầu trai

Dipteracarpus intricatus

10

Ôi nếp

Aglain gigantea

11

Gõ cà te

Panudia cocainshimemsis

12

Hà xu

Ixenanthes cachinchinensis

13

Hồng tùng, thông đỏ

Taxus baccats

14

Hương tía

SP

15

Huynh đường

Tarrietia javanica

16

Lát lông

SP

17

Lim xẹt, Lim vàng Hoàng Linh

Peltophorum Tankinensis

18

Trán tứng

Canarium album

19

Sao

Heper

20

Vên vên

Aniseplara cechinchimensia

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi