Tiền trợ cấp cho con thương binh học đại học là bao nhiêu?

Con thương binh được hưởng các chế độ hỗ trợ ưu đãi trong giáo dục khi đi học, cụ thể, tiền trợ cấp cho con thương binh học đại học là bao nhiêu?

Tiền trợ cấp cho con thương binh học đại học là bao nhiêu?

Tiền trợ cấp cho con thương binh học đại học hiện nay gồm trợ cấp ưu đãi hằng năm và trợ cấp ưu đãi hằng tháng với tổng số tiền là 10.429.600 đồng/người/năm học (đối với con thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 40% - 60%) hoặc 20.137.600 đồng/người/năm học (đối với con thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên).

Theo Điều 94, Điều 95 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, con thương binh khi theo học tại các cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chế độ sau:

- Miễn học phí;

- Trợ cấp mỗi năm 01 lần;

- Trợ cấp hằng tháng.

Cụ thể, Điều 8 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp hằng năm như sau:

Điều 8. Hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học

1. Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non: 0,2 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm.

2. Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm.

3. Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm.

Đối chiếu với khoản 1 Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng.

Theo đó, con thương binh học đại học sẽ được trợ cấp với mức là 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm tương đương với 649.600 đồng/người/năm.

Đồng thời, con thương binh theo học tại các cơ sở giáo dục đại học còn được hưởng trợ cấp hằng tháng:

- Con thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 40% - 60%: 815.000 đồng/tháng.

- Con thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên: 1.624.000 đồng/tháng.

Như vậy, con thương binh học đại học sẽ nhận được các khoản trợ cấp sau:

- Trợ cấp 01 năm/lần: 649.600 đồng/năm, được trả vào tháng 11, tháng 12.

- Trợ cấp hằng tháng (12 tháng cho một năm học): 815.000 * 12 = 9.780.000 đồng/năm học (đối với con thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 40% - 60%) hoặc 1.624.000 * 12 = 19.488.000 đồng/năm học (đối với con thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên), được trả thành 02 lần: Lần 1 vào tháng 11, tháng 12; lần 2 vào tháng 3, tháng 4.

Tổng số tiền trợ cấp mà con của thương binh được nhận trong 01 năm học là: 10.429.600 đồng/người/năm học (đối với con thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 40% - 60%) hoặc 20.137.600 đồng/người/năm học (đối với con thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên).

Lưu ý:

- Thuộc nhiều diện được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục thì chỉ được hưởng 01 chế độ ưu đãi mức cao nhất.

- Học cùng lúc tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học/nhiều khoa, nhiều ngành thì chỉ được hưởng 01 chế độ ưu đãi mức cao nhất tại 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học.

- Thời gian hưởng chế độ ưu đãi được tính theo thời gian của khung đào tạo theo quy chế đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp gồm cả thời gian ngừng học do ốm đau, tai nạn mà chưa có quyết định thôi học.

- Trường hợp chưa hưởng chế độ ưu đãi đủ thời gian theo quy định mà chuyển trường thì được giải quyết tiếp chế độ ưu đãi tại trường mới sau khi trừ đi thời gian đã được hưởng chế độ ưu đãi.

Tiền trợ cấp cho con thương binh học đại học vào khoảng 10 triệu/năm (Ảnh minh họa)

Hồ sơ hưởng trợ cấp cho con thương binh học đại học

Chế độ ưu đãi nêu trên chỉ được áp dụng đối với trường hợp đã được tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi trong thời gian theo học của khóa học.

Theo khoản 2 Điều 97 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, để hưởng trợ cấp thì con thương binh học đại học cần thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo theo mẫu số 20 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

- Giấy xác nhận đang theo học tại cơ sở giáo dục theo mẫu số 41 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

Bước 2: Gửi hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý hồ sơ người có công vào đầu khóa học đại học.

Trường hợp người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thuộc cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì cơ quan này chịu trách nhiệm xác nhận trong thời gian 03 ngày làm việc và gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người học thường trú.

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận đơn và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 5: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ người có công, ban hành Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với các trường hợp đủ điều kiện và lưu ghép cùng hồ sơ người có công.

Trên đây là giải đáp về tiền trợ cấp cho con thương binh học đại học là bao nhiêu, nếu còn thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để LuatVietnam giải đáp miễn phí, kịp thời.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.