Tiền điện tử là gì? So sánh tiền mặt và tiền điện tử

Hiện nay, tiền điện tử đã phổ biến và trở thành cơn sốt mới của các nhà đầu tư tài chính. Tiền điện tử là gì? Sự giống và khác nhau giữa tiền mặt và tiền điện tử như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

 

1. Tiền điện tử là gì?

1.1 Tiền điện tử là gì?

Tiền điện tử được hiểu là tiền đã được mã hóa, tạo thành từ những bit số, được sử dụng trong môi trường điện tử để giao dịch, có hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng nội bộ, internet và phương tiện điện tử để lưu trữ của nhà phát hành. Tiền điện tử được tạo ra bằng cách đào và sử dụng mật mã học để lưu trữ các giao dịch, sử dụng công nghệ blockchain phi tập trung.

Hiện nay, một số nước như Đức, Mỹ, Nhật Bản,v..v.. rất chuộng tiền điện tử do tính thanh khoản cao và sự thuận lợi của nó.

Tiền điện tử là tiền được mã hóa
(Ảnh minh họa)

1.2 Phân loại tiền điện tử

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại tiền điện tử được nhắc tới như: Bitcoin, Ethereum, Binance Coin, v..v.. Vậy phân biệt các loại tiền điện tử như thế nào? Phân loại sao cho đúng? Tiền điện tử được phân loại dựa trên cách thức sử dụng của nó, được chia thành 3 loại chính đó là:

  • Tiền pháp định dạng số: Là tiền mặt được mã hóa, lưu trữ trong ATM, thẻ phi vật lý, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,v..v. Người dùng có thể đổi từ tiền pháp định dạng số sang tiền mặt để giao dịch ngoài internet. Tiền thể hiện trong thẻ phi vật lý cũng là một dạng tiền pháp định dạng số.

  • Tiền ảo (Virtual money): Là tiền điện tử được công ty, doanh nghiệp phát hành và quản lý. Tiền điện tử thể hiện dưới dạng như: xu trong game, coin trong game, v.v.. với mục đích mua, bán, trao đổi vật phẩm, dịch vụ trên các trang mạng điện tử, trò trơi trực tuyến,v..v. Có thể nhắc tới tiền xu trong Shopee là một ví dụ, tiền xu này có thể đổi thành phiếu giảm giá ship.

  • Tiền kỹ thuật số (Crytocurrency): Là tiền được mã hóa bằng công nghệ blockchain. Với tính phi tập trung, tiền kỹ thuật số không phụ thuộc hay bị điều khiển bởi bất cứ ai và có tính bảo mật cao. Ví dụ: Bitcoin, Binance Coin đang rất phổ biến hiện nay chính là tiền kỹ thuật số.

2. Đặc điểm của tiền điện tử là gì?

Dựa trên định nghĩa tiền điện tử là gì, chúng ta có thể hiểu sơ về đặc điểm của nó. Một số đặc điểm đã thể hiện sẵn trong khái niệm, chúng ta có thể phân tích thêm đó là:

  • Tính phi tập trung: Đây là đặc điểm nổi bật nhất của tiền điện tử. Việc sử dụng công nghệ blockchain cho phép tiền điện tử không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Đồng thời tiền điện tử có thể được sử dụng trong các giao dịch toàn cầu thông qua mạng lưới phân phối riêng, không cần đến các bên thứ ba.

  • Tính quy tắc: Việc khai thác và sử dụng tiền điện tử phải tuân theo quy tắc của công nghệ blockchain. Điều này cho phép khai thác số lượng có hạn, không bị lạm phát.

  • Tính phi vật lý: Tiền điện tử chỉ tồn tại trên hệ thống mạng, người sử dụng không thể cầm, nắm hoặc thấy dưới dạng vật lý. Chỉ cần có mạng, người sử dụng có thể dùng ở bất cứ đâu, giúp cho tính thanh khoản và sự thuận tiện của tiền điện tử được đánh giá cao hơn những loại tiền giấy khác.

Tính phi tập trung là điểm nổi bật nhất của tiền điện tử
(Ảnh minh họa)

3. So sánh tiền điện tử và tiền mặt

Việc hiểu rõ bản chất, hình thái và mục đích của tiền mặt và tiền điện tử sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn để đầu tư một cách hiệu quả nhất. Tiền điện tử và tiền mặt có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:

Điểm giống nhau:

  • Tính trao đổi: Tiền mặt và tiền điện tử đều là phương tiện dùng để thanh toán, trao đổi hàng hóa dịch vụ, chỉ có giá trị trong lưu thông.

  • Khả năng chia nhỏ: Tiền có thể chia thành nhiều đơn vị nhỏ. Đô la chia nhỏ thành cent, Bitcoin chia thành satoshi.

Điểm khác nhau:

Tiêu chí đánh giá

Tiền mặt

Tiền điện tử

Nguồn cung

Không giới hạn vì được in theo nhu cầu của Nhà nước

Có giới hạn để tránh lạm phát

Tính hợp pháp

Hợp pháp, hợp lệ ở nhiều nước

Không hợp pháp ở một số nước

Tính vật lý

Có thể cầm, nắm, sờ, quan sát được

Chỉ tồn tại trên mạng internet, thể hiện bằng những con số trên thiết bị điện tử

Tính lưu trữ

Dễ hư hỏng, tốn nhân lực vật lực để lưu trữ.

Lâu dài, bền bỉ, khó hư hỏng hoặc mất. Ít tốn nhân lực vật lực hơn tiền mặt

Khả năng đầu tư

Tỉ lệ cạnh tranh cao, lợi nhuận trung bình vì đã xuất hiện lâu đời.

Tỷ lệ cạnh tranh thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hút nhiều nhà đầu tư

Sự quản lý của Nhà nước

Được quản lý chặt chẽ, theo dõi sát sao của Chính phủ các nước

Không chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ tổ chức cá nhân nào. Rủi ro thất thoát lớn.

Tiền điện tử chỉ tồn tại trên hệ thống mạng nên có tính thanh khoản cao
(Ảnh minh họa)

4. Các quy định của Nhà nước về tiền điện tử hiện nay

Với khái niệm tiền điện tử ở trên và các đặc điểm cần chú ý của tiền điện tử, các nước trên thế giới đều đã có những động thái nhằm quản lý, sử dụng tiền điện tử một cách hợp lý. Chúng ta sẽ tìm hiểu quy định về tiền điện tử trong các lĩnh vực cụ thể như tiền tệ và ngân hàng, dân sự, đầu tư kinh doanh.

4.1 Trong lĩnh vực tiền tệ và các hoạt động của ngân hàng

Hiện nay, Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là phương tiện thanh toán.

Ngoài ra, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo và gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì bị phạt trừ 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được quy định tại Khoản 48 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hình sự 2015.

4.2 Trong lĩnh vực dân sự

Tiền ảo không được xem là tài sản, không thuộc loại nào trong 2 dạng tồn tại của tài sản được quy định trong Khoản 1 Điều 105 Luật Dân sự 2015, số 91/2015/QH13. Vì không được sự bảo hộ của pháp luật nên tiền ảo sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho người sở hữu, người tham gia vào thị trường giao dịch tiền ảo. Nếu xảy ra tranh chấp trong giao dịch hoặc chuyển tiền điện tử nhầm, bạn sẽ không được pháp luật bảo hộ.

4.3 Trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh

Nhà nước Việt Nam quy định doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh những ngành nghề mà luật không cấm. Nhưng việc cung ứng, sử dụng và phát hành tiền ảo là lĩnh vực vi phạm pháp luật nên bạn cũng không thể thành lập hoặc đầu tư vào tiền ảo ở Việt Nam.

Tiền ảo được xem là “khoảng trống pháp lý” không bị pháp luật cấm nhưng cũng không được thừa nhận. Hiện nay, việc xây dựng khung pháp lý về tiền ảo đang được Nhà nước rất quan tâm và sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất.

5. Kết luận 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ tiền điện tử là gì, phân loại tiền điện tử và các quy định Nhà nước liên quan. Tiền điện tử mang tới một sự phát triển mới cho hệ thống giao dịch thương mại giữa các nước, đồng thời cũng là thách thức mới cho các cơ quan chức năng liên quan. Tiền điện tử cũng là một kênh đầu tư đáng chú ý, tuy nhiên tồn tại rất nhiều rủi ro, nguy cơ chưa hiện hữu, hãy cẩn thận với kênh đầu tư này nếu bạn có ý định tham gia.

Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục