Thương nhân là gì? Quyền và nghĩa vụ của thương nhân

Thương nhân liên quan mật thiết đến các hoạt động thương mại. Vậy, thương nhân là gì? Quyền và nghĩa vụ của thương nhân ra sao? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề trên.

1. Khái niệm thương nhân

Về khái niệm thương nhân, hiện nay pháp luật đã có quy định giải thích rõ khái niệm này. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa khái niệm thương nhân như sau:

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”

Khái niệm trên đã nêu lên ba đặc điểm cơ bản của thương nhân:

+ Hoạt động thương mại độc lập

+ Hoạt động thương mại một cách thường xuyên

+ Có đăng ký kinh doanh

Thiếu một trong ba đặc điểm trên, cá nhân, tổ chức không thể trở thành kinh doanh, trừ trường hợp các chủ thể hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Nếu một tổ chức, cá nhân nào đáp ứng đủ ba điều kiện này thì được xem là thương nhân.

Thương nhân là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Phân biệt thương nhân và doanh nhân 

Hiện nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn hai khái niệm thương nhân và doanh nhân với nhau. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn không trùng lặp. Việc phân biệt hai khái niệm này có thể dựa trên bốn tiêu chí sau: khái niệm, chủ thể, phạm vi hoạt động và đăng ký kinh doanh.

Tiêu chí

Thương nhân

Doanh nhân

Khái niệm

- “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”

(khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005)

- Thuật ngữ quản trị học

- Doanh nhân là những người lãnh đạo, quản lý sự vận hành của doanh nghiệp. Doanh nhân có thể là thành viên hội đồng quản trị, cổ đông, thành viên ban giám đốc.

Chủ thể

Cá nhân hoặc tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp.

Chỉ cá nhân.

Phạm vi hoạt động

- Hoạt động thương mại

“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

(khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005)

=> Phạm vi hoạt động rộng hơn và bao gồm cả hoạt động kinh doanh.

Doanh nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh, sử dụng nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu nhất định

Đăng ký kinh doanh

Có đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005)

Không

Thương nhân và doanh nhân là hai khái niệm riêng biệt (Ảnh minh hoạ)

3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân 

3.1 Quyền của thương nhân 

  • Quyền tự do thương mại

Theo khoản 2 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.”

Quyền hoạt động thương mại được nhà nước bảo hộ theo quy định tại khoản 3 của điều này. Luật Thương mại có nêu ra một số hoạt động thương mại có thể kể đến như cung ứng dịch vụ (chương 3), xúc tiến thương mại (chương 4), các hoạt động liên quan đến trung gian thương mại (chương 5),...

Như vậy, quyền tự do hoạt động thương mại có thể được coi là quyền đầu tiên mà pháp luật thương mại ghi nhận cho thương nhân.

  • Quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại

Ngoài ra, dựa trên nguyên tắc chung của hoạt động thương mại, thương nhân còn có quyền bình đẳng trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và giải thể, phá sản. Ở đây, trong điều kiện và hoàn cảnh như nhau, mọi thương nhân đều có quyền ngang nhau trước quy định pháp luật.

  • Quyền bình đẳng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đối với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, các thương nhân đều được bình đẳng về các trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp liên quan.

  • Quyền bình đẳng trong hoạt động kinh doanh và trách nhiệm trước nhà nước

Trong hoạt động kinh doanh, thương nhân bình đẳng về nguồn lực, ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, cạnh tranh và giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ thuế và thực hiện các trách nhiệm xã hội.

Thương nhân thực hiện trách nhiệm trước nhà nước phổ biến nhất thông qua việc đóng thuế. Thuế đóng vai trò điều tiết kinh tế nên nó không theo chủ trương “cào bằng”, mọi thương nhân đều đóng thuế như nhau. Hiện nay, thuế ban hành các chính sách miễn giảm, hỗ trợ giảm bớt gánh nặng cho thương nhân. Ngoài ra, căn cứ tính thuế cũng tối ưu nhất để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của chủ thể bị điều tiết thuế.

  • Quyền bình đẳng trong việc phá sản, giải thể

Đối với việc phá sản, giải thể, không phân biệt hình thức sở hữu, tổ chức, mọi thương nhân đều có quyền yêu cầu toà án tuyên bố phá sản khi có đủ điều kiện. Thương nhân cũng có thể đăng ký tự nguyện giải thể doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, thương nhân buộc phải giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

Mọi thương nhân đều bình đẳng trước nhà nước (Ảnh minh hoạ)

3.2 Thương nhân có những nghĩa vụ gì? 

Bên cạnh các quyền cơ bản được luật pháp trao cho, thương nhân còn phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo luật định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”

Trong quá trình hoạt động, thương nhân phải đăng ký hoặc thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nếu có thay đổi. Trong quá trình hoạt động, thương nhân muốn mở rộng hoạt động của mình thì phải đăng ký, nếu không đăng ký thì phải chịu trách nhiệm với tư cách thương nhân cho hoạt động thương mại đó.

-  Thương nhân cũng có nghĩa vụ khai báo và nộp thuế.

Dựa trên tinh thần chung của Hiến pháp năm 2013 tại Điều 47, trong quá trình hoạt động của mình thương nhân có nghĩa vụ khai báo trung thực và nộp thuế theo luật định. Các loại thuế thương nhân phải nộp có thể kế đến như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Bảo vệ môi trường, Thuế Xuất nhập khẩu,...

  • Nghĩa vụ cụ thể trong hoạt động thương mại

Đối với hoạt động khuyến mại, thương nhân có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục về hình thức khuyến mãi, thông báo công khai nội dung hoạt động cho khách hàng, bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung khuyến mại... Luật Thương mại quy định chi tiết tại Điều 96.

Đối với hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân có nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách trung thực chính xác và tuân thủ các quy định về các quảng cáo thương mại bị cấm tại Điều 109 Luật Thương mại.

Đối với hoạt động đại diện cho thương nhân, bên đại diện có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động thương mại vì lợi ích của thương nhân, thông báo cơ hội và kết quả, tuân thủ chỉ dẫn, không tiết lộ các bí mật thương mại liên quan đến bên nhận đại diện,,.. Luật Thương mại quy định cụ thể điều này tại Điều 145.

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật (Ảnh minh hoạ)

4. Kết luận

Bài viên trên đây đã trả lời cho câu hỏi thương nhân là gì và quyền và nghĩa vụ của thương nhân. Liên quan đến khái niệm này, bạn cần nắm thật rõ các quy định của Luật Thương mại hiện hành cũng như tránh nhầm lẫn với khác khái niệm khác. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatvVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.