Thương binh hạng 1 là gì? Thương binh hạng a là gì?

Pháp luật hiện hành xếp loại thương binh như thế nào? Thương binh hạng 1 là gì? Thương binh hạng a là gì? Cùng tìm hiểu các quy định về việc xếp loại thương binh tại bài viết dưới đây.

1. Thương binh là ai?

Các quy định pháp luật hiện hành chưa có đề cập cụ thể về khái niệm “thương binh”.

Tuy nhiên có thể hiểu thương binh là những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và các sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ mức 21% trở lên và đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh và được cấp “Giấy chứng nhận thương binh” cùng “Huy hiệu thương binh”.

Cụ thể hơn, căn cứ quy định tại Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 các chủ thể nêu trên được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh và được cấp “Giấy chứng nhận thương binh” cùng “Huy hiệu thương binh” khi thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:

“a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

d) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

h) Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

i) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.”

2. Thương binh hạng 1 là gì?

Thương binh hạng 1 là gì? (Ảnh minh họa)

Các quy định pháp luật hiện hành không còn quy định nào đề cập đến việc xếp hạng tỷ lệ thương tật đối thương binh. Trước đây, theo quy định tại Nghị định 236-HĐBT (đã hết hiệu lực) căn cứ vào tỷ lệ thương tật thì thương binh được xếp thành 4 hạng như sau:

- Thương binh hạng 1 là những thương binh bị mất từ mức 81% - 100% sức lao động do thương tật hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.

- Thương binh hạng 2 là những thương binh bị mất từ mức 61% - 80% sức lao động do thương tật hoặc bị mất phần lớn khả năng lao động nhưng còn tự phục vụ được.

- Thương binh hạng 3 là những thương binh bị mất từ mức 41% - 60% sức lao động do thương tật; bị mất khả năng lao động ở mức trung bình.

- Thương binh hạng 4 là những thương binh bị mất từ mức 21 - 40% sức lao động do thương tật; bị giảm nhẹ khả năng lao động.

3. Thương binh hạng A là gì?

Thương binh hạng A (Ảnh minh họa)

Theo quy định hiện hành, thương binh loại A không được quy định rõ mà chỉ có quy định về thương binh loại B.

Cụ thể thì tại khoản 3 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 có quy định thương binh loại B được hiểu là những quân nhân, công an nhân dân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ mức 21% trở lên trong khi tập luyện hoặc công tác mà đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước 31/12/1993.

Căn cứ quy định nêu trên và tinh thần quy định về thương binh loại A tại Nghị định 161-CP năm 1964 cùng Thông tư liên bộ 104-LB/QP năm 1965, thì có thể hiểu thương binh loại A là những thương binh không thuộc nhóm “thương binh loại B”.

4. Thương binh được hưởng chế độ gì?

Căn cứ Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020, thương binh được hưởng các chế độ như sau:

- Thứ nhất là chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng:

  • Thương binh được nhận trợ cấp hằng tháng dựa vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;
  • Trợ cấp hằng tháng đối với người phục vụ thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ mức 81% trở lên sống cùng gia đình;
  • Phụ cấp hằng tháng đối với những thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ mức 81% trở lên;
  • Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với các thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ mức 81% trở lên đồng thời có vết thương đặc biệt nặng. Trong trường hợp thương binh đã được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không được hưởng phụ cấp hằng tháng.

- Thứ hai là chế độ bảo hiểm y tế.

- Thứ ba là chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe 2 năm 1 lần; Trong trường thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

- Thứ tư là chế độ ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục & đào tạo, tạo điều kiện vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

- Thứ năm là các chế độ như sau:

  • Được cấp phương tiện trợ giúp, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh & xã hội hoặc bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên;
  • Được hỗ trợ cải thiện nhà ở dựa vào công lao, hoàn cảnh của mỗi người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
  • Được miễn/giảm tiền sử dụng đất trong trường hợp thương binh được Nhà nước giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, hoặc khi mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
  • Được ưu tiên trong việc giao/cho thuê đất, mặt nước biển, mặt nước; được ưu tiên giao khoán bảo vệ & phát triển rừng;
  • Được vay vốn ưu đãi cho sản xuất, kinh doanh;
  • Được miễn/giảm tiền thuế theo quy định pháp luật.

- Cuối cùng là thương binh sẽ được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu (gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang thiết bị) được cho vay vốn ưu đãi nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh, miễn/giảm thuế theo quy định đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh; người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Trên đây là thông tin về thương binh hạng 1 và thương binh hạng a.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?