Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?

Thương binh là người có công với cách mạng và được hưởng chế độ ưu đãi nhất định. Theo đó, thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế không?

Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?

Một trong các chế độ ưu đãi đối với thương binh là bảo hiểm y tế và thương binh là đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế.

Cụ thể, khoản 3 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

[…]

3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

[…]

Đối chiếu với quy định tại điểm g khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, thương binh gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng.

Như vậy, thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế hay nói cách khác thương binh được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Hằng quý, ngân sách nhà nước chuyển số tiền đóng bảo hiểm y tế vào quỹ bảo hiểm y tế. Mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở = 6% * 1.490.000 đồng = 89.400 đồng/tháng (từ 01/7/2023, lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng, kéo theo, mức đóng hằng tháng tối đa sẽ bằng 108.000 đồng).

Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế (Ảnh minh họa)

Chế độ bảo hiểm y tế cho thương binh

Tùy từng trường hợp, thương binh được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến với mức hưởng như sau:

- 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng đối với thương binh suy giảm khả năng lao động từ 21% - 80%

- 100% chi phí khám, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên/khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát.

Theo Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT và khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, các trường hợp được xác định là đúng tuyến KCB BHYT gồm:

- Khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu;

- Khám, chữa bệnh tại nơi được thông tuyến;

- Khám, chữa bệnh có giấy chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu;

- Trường hợp cấp cứu;

- Khám, chữa bệnh trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu.

Trong các trường hợp trên, tùy thuộc vào từng trường hợp mà thương binh được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả hoặc 100% chi phí khám chữa bệnh không giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.

Cụ thể, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

- Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;

- Trẻ em dưới 6 tuổi.

[…]

Như vậy, thương binh được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trừ trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được hưởng 40% chi phí khám, chữa bệnh (theo Điều 22 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014).

Trên đây là giải đáp về vấn đề thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Nếu còn thắc mắc vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?