Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?

Thương binh là người có công với cách mạng và được hưởng chế độ ưu đãi nhất định. Theo đó, thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế không?

Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?

Một trong các chế độ ưu đãi đối với thương binh là bảo hiểm y tế và thương binh là đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế.

Cụ thể, khoản 3 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

[…]

3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

[…]

Đối chiếu với quy định tại điểm g khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, thương binh gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng.

Như vậy, thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế hay nói cách khác thương binh được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Hằng quý, ngân sách nhà nước chuyển số tiền đóng bảo hiểm y tế vào quỹ bảo hiểm y tế. Mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở = 6% * 1.490.000 đồng = 89.400 đồng/tháng (từ 01/7/2023, lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng, kéo theo, mức đóng hằng tháng tối đa sẽ bằng 108.000 đồng).

Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế (Ảnh minh họa)

Chế độ bảo hiểm y tế cho thương binh

Tùy từng trường hợp, thương binh được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến với mức hưởng như sau:

- 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng đối với thương binh suy giảm khả năng lao động từ 21% - 80%

- 100% chi phí khám, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên/khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát.

Theo Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT và khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, các trường hợp được xác định là đúng tuyến KCB BHYT gồm:

- Khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu;

- Khám, chữa bệnh tại nơi được thông tuyến;

- Khám, chữa bệnh có giấy chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu;

- Trường hợp cấp cứu;

- Khám, chữa bệnh trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu.

Trong các trường hợp trên, tùy thuộc vào từng trường hợp mà thương binh được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả hoặc 100% chi phí khám chữa bệnh không giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.

Cụ thể, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

- Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;

- Trẻ em dưới 6 tuổi.

[…]

Như vậy, thương binh được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trừ trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được hưởng 40% chi phí khám, chữa bệnh (theo Điều 22 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014).

Trên đây là giải đáp về vấn đề thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Nếu còn thắc mắc vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh và chức vụ là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau hoàn toàn. Vậy chức danh là gì? Chức danh khác chức vụ như thế nào? Hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu sự khác nhau của chúng qua bài viết dưới đây.

Mọi gia đình cần biết: 3 cách tra cứu lịch cắt điện nhanh chóng, chính xác

Mọi gia đình cần biết: 3 cách tra cứu lịch cắt điện nhanh chóng, chính xác

Mọi gia đình cần biết: 3 cách tra cứu lịch cắt điện nhanh chóng, chính xác

Việc nắm rõ lịch cắt điện sẽ giúp người dân chủ động sắp xếp công việc và lịch sinh hoạt của cá nhân và gia đình. Dưới đây là 03 cách tra cứu lịch cắt điện đơn giản, nhanh chóng không thể bỏ qua, nhất là trong những ngày hè nắng nóng.