Thương binh có mấy loại? Khác nhau như thế nào?

Thương binh được xếp thương tật theo 04 hạng từ hạng 1 - hạng 4 tùy tỷ lệ mất sức lao động, thế nhưng, thương binh có mấy loại và khác nhau như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ vấn đề này.

Thương binh có mấy loại?

Thương binh có 02 loại, thương binh loại A và thương binh loại B. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành chỉ định nghĩa thương binh loại B mà không còn quy định rõ về thương binh loại A như trước đây.

Theo đó, thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31/12/1993 (khoản 3 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020).

Trong khi đó, theo tinh thần của Nghị định 161-CP năm 1964 và Thông tư liên bộ 104-LB/QP năm 1965 thì thương binh loại A là quân nhân khi làm nhiệm vụ mà bị thương thành thương tật vì chiến đấu với địch, vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập.

Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 thì:

1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

d) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

h) Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

i) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Qua đây, có thể thấy thương binh loại A chính là thương binh theo định nghĩa hiện nay.

Thương binh có mấy loại?
Thương binh có mấy loại? (Ảnh minh họa)

Thương binh loại A và B khác nhau như thế nào?

Như đã phân tích ở trên thương binh loại A chính là thương binh còn thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31/12/1993.

Điểm khác biệt cơ bản giữa thương binh loại A và thương binh loại B chính là hoàn cảnh bị thương: Thương binh loại A bị thương trong quá trình chiến đấu, làm nhiệm vụ còn thương binh loại B bị thương trong lúc luyện tập, công tác. Ngoài ra, từ năm 1994 không còn công nhận thương binh loại B nữa.

Thương binh loại A và loại B khác nhau về hoàn cảnh bị thương
Thương binh loại A và loại B khác nhau về hoàn cảnh bị thương (Ảnh minh họa)

Mặc dù, Thông tư liên bộ 104-LB/QP đã không còn phù hợp nhưng vẫn có thể tham khảo các quy định tại Thông tư này để định nghĩa về các loại thương binh.

Cụ thể, Thông tư liên bộ 104-LB/QP quy định:

Thương bị loại A:

Thương bị loại A là những quân nhân bị thương vì chiến đấu với địch, vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập.

a) Những trường hợp sau đây được coi là bị thương vì chiến đấu với địch:

- Bị thương trong chiến đấu với địch; tiêu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng;

- Bị thương do địch tra tấn trong lúc bị giam cầm, nhưng vẫn biểu thị trung thành và dũng cảm;

- Bị thương do địch gây nên trong lúc đang làm nhiệm vụ, hoặc bị địch ám hại, được cấp trung đoàn hoặc cấp Trung ương trở lên xác nhận.

b) Những trường hợp sau đây được coi là bị thương vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập:

- Bị thương vì cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân đang trong cơn nguy hiểm;

- Bị thương trong một số trường hợp tập luyện quân sự có tính chất nguy hiểm như tập quân sự có tính chất nguy hiểm như tập nhảy dù, lái máy bay, diễn tập chiến đấu… mà thể hiện tinh thần dũng cảm;

- Bị thương trong khi dò mìn, thử các loại vũ khí, đạn, thuốc nổ…

Thương binh loại B:

Thương binh loại B là những quân nhân bị thương trong luyện tập quân sự, trong công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất.

a) Bị thương trong tập luyện quân sự là bị thương trong giờ tập luyện quân sự (kể cả tập thể dục thể thao) ở thao trường hoặc doanh trại, theo chương trình, kế hoạch của đơn vị ( bao gồm thời giam đi và về từ đơn vị đến thao trường và cả thời gian ôn luyện);

b) Bị thương trong công tác là bị thương trong khi đang thi hành nhiệm vụ do đơn vị phân công (kể cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc từ đơn vị đến nơi làm việc), hoặc bị thương trong khi làm nhiệm vụ nghiên cứu, phát minh, cải tiến kỹ thuật phục vụ lợi ích chung, phục vụ chiến đấu bất ký ở đâu và trong thời gian nào, nếu được cấp chỉ huy từ đại đội trở lên xét và xác nhận.

Ví dụ:

- Đang ngồi làm việc tại doanh trại, bị sụt trần nhà rơi xuống mà bị thương;

- Được đơn vị cử đi mít tinh, biểu tình mà bị thương;

- Nghiên cứu, chuẩn bị học cụ, khí tài ngoài giờ làm việc mà bị thương;

- Trên đường đi công tác mà bị thương..

c) Bị thương trong học tập là bị thương trong khi đang học tập quân sự, chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức trong doanh trại hoặc ngoài doanh trại, được đơn vị quy định (kể cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc đơn vị đến nơi học tập).

d) Bị thương trong lao động xây dựng và sản xuất là bị thương trong thời gian lao động theo kế hoạch của đơn vị (kể cả lao động giúp dân cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc đơn vị đến nơi lao động).

Những trường hợp bị thương khác như bị thương ngoài giờ hành chính (ví dụ hết giờ làm việc, đi chơi bị tai nạn…) hoặc bị thương trong giờ làm việc tại nơi làm việc tại doanh trại, nhưng không do yêu cầu của nhiệm vụ (ví dụ: trong giờ làm việc, tự ý bỏ đi làm việc riêng, đùa nghịch rồi bị tai nạn; trên đường đi công tác tự tạt ngang hoặc dừng lại để giải quyết việc riêng mà bị tai nạn…) hoặc bị thương không phải do công tác (ví dụ: đi phép, đi nghỉ mát bị đỗ xe ô tô..) thì không được hưởng chế độ đãi ngộ khi bị thương, mà chi được hưởng khi ốm đau.

Do có sự khác nhau về bản chất nên các chế độ của thương binh loại A và thương binh loại B cũng khác nhau. Xem cụ thể: Mức trợ cấp, phụ cấp mới nhất cho thương binh

Trên đây là giải đáp về vấn đề thương binh có mấy loại, nếu có thắc mắc vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm bởi những hậu quả nghiêm trọng để lại cho nạn nhân. Vậy nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay là do đâu? Cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh và chức vụ là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau hoàn toàn. Vậy chức danh là gì? Chức danh khác chức vụ như thế nào? Hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu sự khác nhau của chúng qua bài viết dưới đây.