Thương bệnh binh là gì? Chế độ ưu đãi ra sao?

Hiện nay, khi nhắc đến những người có công với cách mạng, người ta thường nhắc đến thương bệnh binh. Vậy, thương bệnh binh là gì? Chế độ ưu đãi đối với thương bệnh binh được quy định ra sao

1. Thương bệnh binh là gì? Chế độ ưu đãi ra sao?

Thương bệnh binh là tên người ta thường gọi cho các thương binh và bệnh binh. Tuy nhiên, đây là 02 đối tượng khác nhau và được hưởng chế độ ưu đãi khác nhau.

Thương bệnh binh là gì? (Ảnh minh họa)

1.1 Thương binh là gì? Chế độ ưu đãi thương binh

Hiện nay, điều kiện để trở thành thương binh và các chế độ ưu đãi đối với thương binh được quy định tại Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Theo đó, Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 và Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thương binh như sau:

Các đối tượng bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương ≥ 21% thì được xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” nếu rơi vào một trong các trường hợp bên dưới:

- Chiến đấu, trực tiếp phục vụ để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn bị địch chiếm đóng, vùng tiếp giáp với địa bàn bị địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự;

- Trực tiếp đấu tranh về chính trị, binh vận có tổ chức với địch;

- Bị địch bắt, tra tấn nhưng không khuất phục, đấu tranh để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Dũng cảm thực hiện những công việc nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Trực tiếp huấn luyện chiến đấu, diễn tập, phục vụ quốc phòng, an ninh mang tính chất nguy hiểm;

- Gặp tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn;

- Trực tiếp đấu tranh chống tội phạm;

- Đặc biệt dũng cảm cứu người, tài sản Nhà nước, Nhân dân, thực hiện việc ngăn chặn, bắt giữ những người phạm tội, là tấm gương trong xã hội;

Từ quy định trên có thể hiểu được, thương binh là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Là sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

- Bị thương có tỷ lệ tổn thương ≥21%;

- Được xem xét công nhận là thương binh, được cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và cấp “Huy hiệu thương binh”.

Về chế độ ưu đãi đối với thương binh, Điều 24 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định như sau:

- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng:

  • Trợ cấp hằng tháng theo tỷ lệ tổn thương và loại thương binh;
  • Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương  ≥81% trở lên sống cùng với gia đình;
  • Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương ≥81%;
  • Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương ≥81% có vết thương đặc biệt nặng.

- Bảo hiểm y tế;

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm/ lần; trong trường hợp nếu thương binh có tỷ lệ tổn thương ≥81% thì được điều dưỡng phục hồi hằng năm;

- Ưu tiên, hỗ trợ trong công tác giáo dục, tạo điều kiện làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp;

- Chế độ ưu đãi bao gồm:

  • Cấp các phương tiện hỗ trợ, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, công cụ, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết;
  • Hỗ trợ cải thiện nhà ở;
  • Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất;
  • Ưu tiên trong việc giao đất, cho thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
  • Vay vốn ưu đãi để thực hiện sản xuất, kinh doanh;
  • Miễn hoặc giảm thuế.

- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh.

1.2 Bệnh binh là gì? Chế độ ưu đãi bệnh binh

Bệnh binh là một trong những đối tượng thuộc diện người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14.

Điều 26 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định bệnh binh là các đối tượng sau:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên khi làm các nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội, Công an nhân dân.

Các chế độ ưu đãi đối với bệnh binh (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 27 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, bệnh binh được hưởng các chế độ sau:

-Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng

  • Mức trợ cấp hằng tháng dựa vào tỷ lệ tổn thương;

  • Phụ cấp hằng tháng nếu tỷ lệ tổn thương ≥81%;

  • Phụ cấp đặc biệt hằng tháng nếu tỷ lệ tổn thương ≥81% có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì sẽ không hưởng phụ cấp hằng tháng.

- Được điều dưỡng 02 năm/ lần; nếu tỷ lệ tổn thương ≥81% thì được điều dưỡng 01 năm/ lần.

- Cấp các phương tiện, dụng cụ, thiết bị hỗ trợ phục hồi cần thiết;

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở;

- Miễn, giảm tiền sử dụng đất;

- Ưu tiên giao, cho thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

- Vay vốn ưu đãi để bệnh binh sản xuất, kinh doanh.

2. Thương binh, bệnh binh khác nhau như thế nào?

Thương binh và bệnh binh là 02 đối tượng khác nhau tuy nhiên 02 đối tượng này thường bị nhầm lẫn thành một đối tượng. Dưới đây là nội dung phân biệt giữa thương binh và bệnh binh.

Tiêu chí

Thương binh

Bệnh binh

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

≥21%

≥61%

Giấy chứng nhận

“Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”

“Giấy chứng nhận bệnh binh”

Các trường hợp được công nhận

- Chiến đấu, trực tiếp phục vụ để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn bị địch chiếm đóng, vùng tiếp giáp với địa bàn bị địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự;

- Trực tiếp đấu tranh về chính trị, binh vận với địch;

- Bị địch bắt, tra tấn nhưng không khuất phục, đấu tranh để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Dũng cảm thực hiện những công việc nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Trực tiếp huấn luyện chiến đấu, diễn tập, phục vụ quốc phòng, an ninh mang tính chất nguy hiểm;

- Gặp tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn;

- Trực tiếp đấu tranh chống tội phạm;

- Đặc biệt dũng cảm cứu người, tài sản Nhà nước, Nhân dân, thực hiện việc ngăn chặn, bắt giữ những người phạm tội, là tấm gương trong xã hội

Khi làm các nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm và không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí

Chế độ ưu đãi

- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng;

- Bảo hiểm y tế;

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện việc làm;

- Cấp phương tiện, dụng cụ, thiết bị cần thiết;

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở;

- Miễn, giảm tiền sử dụng đất;

- Ưu tiên giao, cho thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; giao khoán bảo vệ, phát triển rừng;

- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

- Miễn, giảm thuế;

- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất khi sản xuất, kinh doanh.

- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng;

- Bảo hiểm y tế;

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

- Cấp phương tiện, dụng cụ, thiết bị cần thiết;

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở;

- Miễn, giảm tiền sử dụng đất;

- Ưu tiên giao, cho thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; giao khoán bảo vệ, phát triển rừng.

- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.

- Miễn hoặc giảm thuế.

Trên đây là nội dung Thương bệnh binh là gì? Chế độ ưu đãi ra sao?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?