Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay? Quy định về bảo vệ môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí luôn là một vấn đề nhức nhối với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy, thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay đang ở mức cảnh báo như thế nào? Nhà nước đã có những quy định về bảo vệ môi trường không khí ra sao? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để làm rõ về vấn đề này.

1. Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí được tạo ra bởi sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí. Nguyên nhân chủ yếu từ khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ có mùi. Hậu quả là làm giảm tầm nhìn, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ con người, gây hại cho các loài sinh vật, động vật khác.

Ô nhiễm không khí (Ảnh minh họa)

2. Những nguyên nhân gây ra thực trạng ô nhiễm không khí

Việc phân loại những lý do gây ra ô nhiễm không khí chưa bao giờ là dễ bởi vấn đề này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là 2 nhóm nguyên nhân chính khái quát nhất: Nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân xuất phát từ con người.

2.1 Nguyên nhân tự nhiên

Rác thải sinh hoạt phân huỷ hữu cơ

Quá trình này là một phần tất yếu của cuộc sống. Bên cạnh những mặt có lợi tích cực, điều này cũng dẫn tới việc ô nhiễm môi trường không khí. Khi xác động vật thối rữa, phân, rau củ quả bị phân huỷ,... sẽ tạo ra những hợp chất nguy hiểm như: CO2, SO2, PO2,.... Đặc biệt, khí methane không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, mà chúng còn tham gia vào quá trình làm nóng toàn cầu.

Thiên tai, lũ lụt, cháy rừng

Trong vòng 70 năm kể từ 1945, Việt Nam đã hứng chịu khoảng 459 cơ bão đổ bộ vào đất liền. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đón nhận hơn 227 nghìn cơn bão trong cùng thời gian.

Những con số trên không chỉ làm ám ảnh người đọc bởi thiệt hại và mức độ tổn hại nặng nề về kinh tế, con người,... Sau mỗi lần thiên tai đi qua, môi trường không khí lại bị tổn hại nặng nề bởi lượng lớn các khí độc như: CO2, SO2,... bụi mịn, khói độc, tro,... là những tác nhân góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính.

2.2 Nguyên nhân từ con người

Con người không chỉ là nạn nhân, mà còn là nguồn gốc của vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Những hoạt động thường ngày, tưởng chừng như ngẫu nhiên, vô ý cũng để lại cho môi trường những hậu quả tiêu cực.

Hoạt động sinh hoạt

Đây là hoạt động chính gây ra một trong 2 vấn đề ô nhiễm tồi tệ nhất hiện nay trên thế giới. Các hộ gia đình hiện đại thường sử dụng nguyên liệu cháy như gas. Sử dụng các thiết bị làm lạnh nhanh như: tủ lạnh, điều hoà, ,...Điều này sẽ giải phóng một lượng lớn khí độc ra môi trường. Đồng thời làm nhiệt độ ngoài trời tăng cao, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của con người.

Hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp

Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng khoáng sản vào mục đích sản xuất không hợp lý đã gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước. Khói bụi từ công trình, ống xả khói của nhà máy, ống xả nước thải từ những khu công nghiệp,... gây mất an toàn vệ sinh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường không khí xung quanh.

Người dân dùng các loại phân hữu cơ chưa qua xử lý để bón cây, đốt rơm rạ, phá rừng làm rẫy,... cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng tới môi trường không khí.

Hoạt động giao thông và phương tiện di chuyển

Một số lượng lớn các phương tiện lưu thông trên đường, di chuyển liên tục dẫn tới lượng khí thải tăng nhanh khủng khiếp.

Đối với những quốc gia kém phát triển, phương tiện giao thông được gắn kèm hệ thống máy móc hoạt động kém khiến lượng khí thải càng độc hơn, lớn hơn.

Theo báo cáo từ IEA (cơ quan năng lượng quốc tế), giao thông vận tải chiếm 24,34% lượng Cacbon được thải ra mỗi năm.

Hoạt động sản xuất từ quốc phòng, quân sự

Chiến tranh cũng là một vấn đề gây nhức nhối. Trên thực tế, chiến tranh tranh giành lãnh thổ vẫn luôn xảy ra xung quanh chúng ta. Các phương tiện quân sự, máy bay, tàu thuyền, tòa nhà và cơ sở hạ tầng đều sử dụng năng lượng, thường là dầu và không hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng.

3. Báo động thực trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay

Mặc dù ô nhiễm không khí đã trở thành một vấn đề toàn cầu, nhưng hiện nay tình trạng này đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và yêu cầu sự chú ý và giải quyết từ các bên liên quan.

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới

Theo nguồn tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào năm 2016 có khoảng 4,2 triệu người đã chết vì ô nhiễm môi trường không khí. Ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, 91% thuộc tỷ lệ dân số các nước nghèo ở hai vùng này.

Phó chủ tịch WHO đã chia sẻ: “Ô nhiễm môi trường không khí là một cú sốc của nhân loại”.

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam

Theo báo cáo EPI của Mỹ, Việt Nam nằm ở top 10 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất ở khu vực Châu Á. Vào tháng 5 năm 2024, Hà Nội xếp vị trí thứ 35 trên tổng 200 quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường không khí cao nhất thế giới.

Việt Nam thuộc Top 10 các quốc gia ô nhiễm không khi (Ảnh minh hoạ)

4. Những quy định về bảo vệ môi trường không khí

Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường, các quy định về bảo vệ môi trường không khí được quy định như sau:

  • Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường đều cần phải có biện pháp giảm thiểu khí thải;

  • Chất lượng không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên liên tục và phải được công bố

  • Tình trạng ô nhiễm không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời đến người dân nhằm giảm thiểu tác động xấu đến sức khoẻ

  • Các nguồn phát thải bụi phải được quan trắc, đánh giá, kiểm soát theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới, và đặc biệt là tại Việt Nam.

Trước thực trạng này, các quy định về bảo vệ môi trường không khí càng được siết chặt.  Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường không khí nói riêng.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?