Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024 như thế nào?

Biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp và gây ra những tác động không nhỏ đến với kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024.

1. Biến đổi khí hậu là gì?

thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu
(Ảnh minh hoạ)

Theo khoản 13 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 :

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

Biến đổi khí hậu đơn giản là sự thay đổi của môi trường xung quanh chúng ta trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt là thời tiết. Nó có thể làm nhiệt độ trở nên nóng hơn, lạnh hơn, mưa nhiều hơn hoặc ít hơn, hay có những thay đổi khác về khí hậu.

Biến đổi khí hậu có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực, ảnh hưởng đến con người, gây ra tác động đến nông nghiệp, nguồn nước và sức khỏe.

2. Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay

Hiện nay, biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp. Điển hình là một số thực trạng nghiêm trọng như sau:

Sự gia tăng nhiệt độ trái đất 

Liên hợp quốc dự báo năm 2024 có khả năng cao sẽ là một năm nóng kỷ lục, tiếp tục đẩy Trái Đất đến "bờ vực" của biến đổi khí hậu nguy hiểm. Đây đã là năm thứ 9 liên tiếp có nhiệt độ cao hơn 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Bên cạnh đó, nguy cơ xuất hiện hiện tượng El Nino kết hợp với biến đổi khí hậu cũng có thể đẩy nhiệt độ lên cao hơn nữa.

Hiện nay ở Nam Á và Đông Nam Á, nhiều trường học đã phải đóng cửa do ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài. Tại Thái Lan có ít nhất 30 người đã tử vong do sốc nhiệt tính từ đầu năm đến ngày 17/4/2024.  Tại bang Kerala miền Nam Ấn Độ, có ít nhất 2 người tử vong do nghi ngờ bị say nắng.

Mực nước biển tăng cao, băng tan

Các nhà nghiên cứu cho rằng, Tây Nam Cực hiện đang là vùng đóng góp lớn nhất trong việc làm cho mực nước biển dâng toàn cầu.

Đồng thời, các lớp băng trên Greenland và Antarctica đang tan chảy nhanh chóng, đẩy lượng nước lạnh vào đại dương. Quá trình này không chỉ gây tăng mực nước biển mà còn tạo ra sự biến đổi trong các dòng chảy nhiệt đới và hệ thống thủy văn.

Các khu vực ven biển hiện đang phải chịu áp lực lớn từ sự xâm nhập mặn, khiến các hệ thống cơ sở hạ tầng dễ bị hư hỏng. Đồng thời, các hệ sinh thái đặc biệt như rừng ngập mặn và đồng cỏ đại dương đang phải đối mặt với nguy cơ mất mát, suy thoái.

Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan

Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan này bao gồm sự gia tăng của các cơn bão, hạn hán và lũ lụt hay sự biến đổi đột ngột của khí hậu trong một khu vực nhất định.

Mưa bão, lũ lụt là một trong những hiện tượng thời tiết cực đoan đáng chú ý. Tuy Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nằm trong những khu vực nóng nhất và khô nhất trên trái đất nhưng trong tháng 4 vừa qua, UAE đã phải hứng chịu đợt mưa bão gây ngập lụt lớn nhất lịch sử trong vòng hơn 70 năm qua.

Trong khi đó, tình trạng hạn hán ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon đã gây ra những vụ cháy rừng kỷ lục tại Venezuela trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3. Đồng thời, hạn hán ở Đông Nam Phi đã gây thiệt hại cho mùa màng và khiến nhiều người dân rơi vào tình trạng nạn đói.

thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu
Hạn hán ở Đông Nam Phi (Ảnh minh hoạ)

3. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu

Về cơ bản, có 2 nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu:

3.1 Nguyên nhân tự nhiên

Nguyên nhân chính đằng sau sự gia tăng nhanh chóng của biến đổi khí hậu đến mức lo ngại là do hoạt động của con người. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình này.

Một số nguyên nhân tự nhiên gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu như các sự kiện tự nhiên: núi lửa phun trào, động đất và sự thay đổi của các mảng kiến tạo địa chất, sự biến đổi trong dòng chảy hải lưu hay sự thay đổi về mật độ bức xạ mặt trời và chu kỳ nhiệt độ của mặt trời cũng có thể tác động lên nhiệt độ, khí hậu toàn cầu.

3.2 Nguyên nhân do con người

Sự gia tăng của công nghiệp hóa, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn đòi hỏi phải sử dụng năng lượng và tài nguyên tự nhiên. Quá trình sản xuất này tạo ra 1 lượng lớn khí thải và chất thải.

Hơn nữa, việc khai thác rừng, chặt phá cây xanh làm giảm diện tích rừng trên thế giới, gây giảm khả năng hấp thụ carbon dioxide và tăng cường quá trình nhiễm độc khí thải trong không khí.

4. Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu tác động mạnh mẽ đến đời sống con người và nhiều loài sinh vật trên thế giới dẫn đến:

Sự suy thoái đa dạng sinh học

Nhiệt độ tăng, sự biến đổi môi trường và thay đổi mùa vụ gây suy giảm diện tích môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Điều này ảnh hưởng đến hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, gây rối đến sự cân bằng, ổn định trong môi trường, tác động to lớn đến sự tồn tại của loài và hệ sinh thái.

Khủng hoảng năng lượng

Sự gia tăng của nhiệt độ, biến đổi thời tiết ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng. Các nguồn năng lượng truyền thống như hóa thạch, than, dầu mỏ,... trở nên khan hiếm và gây ra khí thải nhà kính.

Khủng hoảng lương thực

Môi trường thay đổi, thời tiết không ổn định ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cây trồng. Sự gia tăng nhiệt độ, hạn hán, lũ lụt, sự biến đổi mùa vụ làm giảm năng suất dẫn đến sự suy giảm nguồn lương thực, tăng giá cả và đe dọa an ninh lương thực toàn cầu.

thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu
Suy thoái đa dạng sinh học (Ảnh minh hoạ)

5. Các giải pháp làm giảm biến đổi khí hậu toàn cầu

Để làm giảm bớt những biến đổi khí hậu toàn cầu, chúng ta cần chung tay, góp sức thông qua các hoạt động:

Chuyển sang năng lượng tái tạo

Chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo là một giải pháp quan trọng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Năng lượng tái tạo bao gồm điện mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng sinh học.

Chúng không chỉ là nguồn năng lượng sạch, không gây khí thải mà còn không có hạn chế về lượng. Chuyển đổi hệ thống năng lượng tái tạo giúp giảm khí nhà kính, bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn cung năng lượng bền vững trong tương lai.

Bảo vệ rừng và đa dạng sinh học

Bảo vệ rừng, đa dạng sinh học là một nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng tự nhiên. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ carbon, cung cấp không khí trong lành và là môi trường sống của nhiều loài.

Tuy nhiên, rừng đang bị suy thoái nhanh chóng do khai thác rừng trái phép và biến đổi môi trường. Bảo vệ rừng đồng nghĩa với việc bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sự phát triển bền vững cho hệ sinh thái  cùng cuộc sống con người.

Nâng cao nhận thức và giáo dục

Truyền cảm hứng và khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng năng lượng tái tạo,giảm thiểu rác thải,... đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhận thức, hành động tích cực để giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Trên đây là bài viết về thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2024. Mỗi hành động dù nhỏ của các cá nhân trong cộng đồng cũng tạo ra sự tác động đến với môi trường. Vì vậy, hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường bạn nhé!

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?

Tài khoản thanh toán là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là một trong những loại tài khoản ngân hàng, đa dạng các chức năng và tiện ích giúp người sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tài khoản thanh toán là gì, ưu nhược điểm và những lưu ý khi sử dụng.