1. Thực phẩm chức năng là gì?
Theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
“ Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học”.
Thực phẩm chức năng thường có dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng hoặc các dạng chế biến khác.
2. Các loại thực phẩm chức năng phổ biến
Hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng được buôn bán tràn lan trên thị trường. Tuy nhiên, trong Luật An toàn thực phẩm 2010 theo đó thực phẩm chức năng được chia thành:
Thực phẩm bổ sung
Thực phẩm bổ sung là loại thực phẩm dùng để bổ sung các chất dinh dưỡng và cung cấp các thành phần có lợi cho sức khỏe. Chúng chứa các thành phần như vitamin, khoáng chất, axit amin, chất chống oxy hóa, enzyme tiêu hóa,...
Thực phẩm bổ sung giúp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ chức năng cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch…Ví dụ như thực phẩm bổ sung vitamin c.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những loại thực phẩm được dùng để cung cấp dinh dưỡng và các thành phần có lợi cho sức khỏe. Các thực phẩm bảo vệ sức khỏe thường chứa các thành phần có khả năng cải thiện sức khỏe hoặc giảm nguy cơ mắc các bệnh lý.
Chúng có thể là các loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc đã được chế biến và bổ sung thêm các thành phần chức năng. Ví dụ như thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm ho, giảm đau rát họng.
Thực phẩm dinh dưỡng y học
Thực phẩm dinh dưỡng y học là những loại thực phẩm dùng cho mục đích y tế đặc biệt, cần được sử dụng dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế. Người bệnh có thể dùng loại thực phẩm này thông qua đường miệng hoặc qua ống tiêm.
Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng để cung cấp dinh dưỡng thiếu hụt, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật hoặc hỗ trợ điều trị bệnh và giảm triệu chứng của một số tình trạng bệnh. Chúng chứa các thành phần có tác dụng y học và được sử dụng như một phần của quá trình điều trị.
Ví dụ: thực phẩm chức năng cho bệnh nhân tiểu đường là những thực phẩm để kiểm soát đường huyết và cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt
Thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt là loại thực phẩm được thiết kế để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho những người có yêu cầu đặc biệt về chế độ ăn.
Ví dụ:
Những thực phẩm chức năng được sản xuất để loại bỏ các chất gây dị ứng hoặc sử dụng các nguyên liệu thay thế dành cho người bị dị ứng hoặc không dung nạp được một vài thành phần nào đó.
Hay là các loại thực phẩm đặc biệt để cung cấp năng lượng và hỗ trợ phục hồi sau tập luyện cho vận động viên hoặc người tập thể dục có cường độ vận động cao và nặng hơn người bình thường.
3. Thực phẩm chức năng và thuốc khác nhau như thế nào?
Dưới đây là bảng so sánh thực phẩm chức năng và thuốc:
Tiêu chí đánh giá | Thực phẩm chức năng | Thuốc |
Mục đích sử dụng |
|
|
Thành phần |
|
|
Điều kiện sử dụng |
|
|
Quy định sản xuất và quản lý |
|
|
Cách thức hoạt động | Hoạt động nhẹ nhàng và dựa trên cơ chế tự nhiên của cơ thể. | Tác động mạnh hơn và thay đổi hoặc điều chỉnh các quá trình sinh lý trong cơ thể. Chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào, dược chất hoặc hệ thống sinh lý cụ thể trong cơ thể. |
4. Những việc cần tránh khi sử dụng thực phẩm chức năng
Mặc dù không cần sự giám sát của các chuyên gia y tế, nhưng khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các bạn cần phải đặc biệt lưu ý những vấn đề sau để tránh tiền mất tật mang:
Không sử dụng thực phẩm chức năng quá liều lượng cho phép
Khi sử dụng thực phẩm chức năng quá liều lượng cho phép, có thể xảy ra những vấn đề và tác động không mong muốn như gây ra rối loạn tiêu hóa,... Cụ thể là một số phụ huynh bổ sung cho con quá nhiều lượng Caroten gây vàng da.
Sau đây là một vài thông tin về ngưỡng dung nạp tối đa đối với các loại vitamin, khoáng chất thông dụng cho trẻ em:
Trung bình trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi chỉ nên nạp vitamin A dưới 600 μg/ ngày, vitamin C dưới 400 mg/ ngày, vitamin D dưới 63 μg/ ngày và dưới 40 mg/ngày đối với sắt.
Trẻ từ 4-8 tuổi: nạp vitamin A dưới 900 μg/ ngày, vitamin C dưới 650 mg/ ngày, vitamin D dưới 75 μg/ ngày và dưới 40mg/ngày đối với sắt.
Không nên thay thế hoàn toàn cho chế độ ăn uống thường ngày
Thực phẩm chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn chế độ ăn uống thường ngày.
Một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng đảm bảo rằng chúng ta nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng cung cấp cho chúng ta một lượng calo cần thiết để duy trì cân nặng và cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày.
Trong khi đó, thực phẩm chức năng chỉ có thể cung cấp một số lượng nhỏ calo, dưỡng chất và thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
Không nên tự ý kết hợp
Không nên tự ý kết hợp quá nhiều loại thực phẩm chức năng mà không có sự tư vấn hoặc hướng dẫn từ các chuyên gia y tế, chuyên gia dinh dưỡng. Bởi vì:
Khi sử dụng quá nhiều loại thực phẩm chức năng cùng một lúc, có thể dẫn đến tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
Một số thành phần trong thực phẩm chức năng có thể tương tác với thành phần trong thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ.
Trên đây là toàn bộ thông tin để trả lời cho câu hỏi “Thực phẩm chức năng là gì?”. Để đảm bảo sức khỏe, các bạn hãy kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh với thực phẩm chức năng phù hợp.