Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào?

Trong đời sống hàng ngày chúng ta nghe nhiều đến việc phải nghiêm túc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên những khái niệm và vấn đề liên quan đến thực hiện pháp luật còn nhiều hơn thế. Thực hiện pháp luật là gì? Những hình thức và đặc điểm của thực hiện pháp luật như thế nào? Để có câu trả lời chính xác nhất, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

1. Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là gì?
Thực hiện pháp luật là gì? (Ảnh minh hoạ)

Thực hiện pháp luật là hành vi của một chủ thể (bao gồm hành động hoặc không hành động) tiến hành, phù hợp với những quy định và yêu cầu của pháp luật. Có nghĩa là, những hành vi ấy không trái pháp luật vfa không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật quy định.

2. Thực hiện pháp luật có những hình thức nào?

Thực hiện pháp luật bao gồm 04 hình thức sau:

  • Sử dụng pháp luật: Các chủ thể pháp luật có thể sử dụng hay không sử dụng các quyền mà luật pháp cho phép. Ví dụ: công dân có quyền đi du lịch trong nước, ra nước ngoài hoặc di chuyển từ nước ngoài về Việt Nam theo quy định. Điểm đặc biệt của hình thức thực hiện pháp luật này là chủ thể có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép.
  • Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật theo cách thụ động. Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật. Ví dụ như không nhận hối lộ, không vận chuyển chất ma tuý, không thực hiện các hành vi lừa đảo, không lái xe sau khi uống rượu bia…
  • Thi hành pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật theo hướng chủ động. Chủ thể pháp luật phải chủ động thực hiện một hành động nhất định theo quy định của pháp luật. Ví dụ: thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích…
  • Áp dụng pháp luật: Là hình thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định, xử lý những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Thực hiện pháp luật có 4 hình thức khác nhau
Thực hiện pháp luật có 4 hình thức khác nhau (Ảnh minh hoạ)

Việc phân chia 04 hình thức thực hiện pháp luật nêu trên chỉ có tính chất tương đối, bởi trong thực tế các hình thức thực hiện pháp luật này không tồn tại riêng lẻ mà thường được tiến hành đồng thời, kết hợp cùng nhau.

Hình thức này bao gồm hình thức khác khi các chủ thể thực thi quyền, nghĩa vụ của mình trong từng mối quan hệ pháp luật.

3. Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?

Các hình thức thực hiện pháp luật được phân biệt dựa trên những yếu tố sau:

Tuân thủ pháp luật

Thi hành pháp luật

Sử dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật

Bản chất

Là hoạt động thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng không hành động một hành vi nào đó

Là việc chủ thể pháp luật hành động một hành vi nào đó theo hướng chủ động và tích cực

Là hoạt động thực hiện pháp luật bằng cách hành động hoặc không hành động một hành vi cụ thể

Là việc những cơ quan có thẩm quyền dựa vào pháp luật để điều chỉnh, giải quyết những hành vi sai trái, trong khuôn khổ trách nhiệm quyền hạn của mình

Chủ thể thực hiện

Mọi chủ thể pháp luật

Mọi chủ thể pháp luật

Mọi chủ thể pháp luật

Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Hình thức thể hiện

Thường là hình thức cấm đoán một hành vi cụ thể nào đó

Thường được thể hiện dưới hình thức bắt buộc thực hiện

Thể hiện ở mọi loại quy phạm khác nhau

Thường được thể hiện theo hình thức quy phạm trao quyền.

Tính bắt buộc

Bắt buộc thực hiện

Bắt buộc thực hiện

Không bắt buộc.Chủ thể tự thực hiện theo mong muốn của mình

Bắt buộc thực hiện

4. Đặc điểm của thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hoạt động với 05 đặc điểm chính sau:

- Thực hiện pháp luật bằng hành vi: Hành vi là cách thức tồn tại của con người, được hình thành trên cơ sở nhận thức và được biểu hiện bằng hành động thực tế. Coi thực hiện pháp luật bằng hành vi để có cơ sở gắn với trách nhiệm pháp lý của chủ thể.

- Thực hiện pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu theo pháp luật quy định: Thực hiện pháp luật là thực hiện các quyền, nghĩa vụ hợp pháp dành cho chủ thể. Thực hiện pháp luật trên từng lĩnh vực đời sống là khác nhau. Pháp luật cần có yêu cầu cụ thể cho từng lĩnh vực: về nhận thức, về thời hạn, an ninh xã hội…

- Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích cụ thể: Mục đích thực hiện pháp luật là phạm trù mang tính cơ quan và tùy thuộc từng lĩnh vực, hình thức thực hiện pháp luật khác nhau. Mục đích thực hiện pháp luật là không giống nhau. Để đảm bảo thực hiện pháp luật có tác dụng lâu dài thì mục đích phải rõ ràng, cụ thể.

Các đặc điểm của thực hiện pháp luật giúp chủ thể có cơ sở thực hiện tốt hơn
Các đặc điểm của thực hiện pháp luật giúp chủ thể có cơ sở thực hiện tốt hơn (Ảnh minh hoạ)

- Thực hiện pháp luật thông qua quan hệ pháp luật: Quan hệ pháp luật là sản phẩm của thực hiện pháp luật. Cùng với đó, quan hệ pháp luật tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện pháp luật được hoạt động.

- Thực hiện pháp luật được đảm bảo bằng các chính sách của Nhà nước: Pháp luật là sản phẩm do Nhà nước tạo nên. Trong hoạt động xã hội, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân lao động. Do đó, việc pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh là yêu cầu khách quan đặt ra từ chính thực tế xã hội, từ sự mong muốn của Nhà nước cũng như nguyện vọng chung của hầu hết nhân dân lao động.

5. Ý nghĩa của thực hiện pháp luật trong xã hội như thế nào?

Thực hiện pháp luật mang ý nghĩa to lớn, đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, điều đó được thể hiện ở những mặt sau:

- Bằng cách thực hiện pháp luật, các quy định của pháp luật từ tất cả nguồn luật khác nhau như tập quán pháp, án lệ, văn bản quy phạm pháp luật… mang tính hiện thực hóa, thực sự đi vào đời sống, trở thành hành vi cụ thể, thực tiễn của các chủ thể pháp luật tham gia vào các quan hệ xã hội theo điều chỉnh của pháp luật.

- Từ đó, ý chí và mục đích của nhà nước tồn tại trong các quy phạm pháp luật có cơ hội trở thành hiện thực. Các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật nhà nước đi vào cuộc sống thực và phát huy được hết vai trò, tác dụng, hiệu quả của chúng. Qua đó giúp cho đời sống xã hội được ổn định, trật tự và có điều kiện phát triển bền vững. Các quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, tổ chức được bảo đảm, bảo vệ và đời sống xã hội được an toàn.

Thực hiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội
Thực hiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội (Ảnh minh hoạ)

- Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, thông qua các hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật, các chủ thể sẽ có điều kiện được nâng cao nhận thức về pháp luật, hiểu rõ hơn các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong mối quan hệ pháp luật. Nhờ đó, họ tích cực và chủ động tham gia vào xây dựng các quan hệ đó, chủ động tiếp cận các nguồn lực để phát triển.

- Thông qua quá trình thực hiện pháp luật, những hạn chế, thiếu sót (nếu có) của pháp luật sẽ được, được bộc lộ và kịp thời xử lý. Từ đó, hệ thống pháp luật sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với thực tế nhờ vào quá trình sửa đổi, bổ sung và thay thế kịp thời những khiếm khuyết, chưa phù hợp.

Như vậy, bài viết trên của Luật Việt Nam đã phân tích cụ thể để làm rõ cho câu hỏi thực hiện pháp luật là gì. Mỗi cá nhân, công dân Việt Nam đều có trách nhiệm hiểu về trách nhiệm và quyền lợi của bản thân trong việc thực hiện pháp luật. Từ đó điều chỉnh thái độ, hành vi của mình để phù hợp với quy định của pháp luật.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất

Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất

Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất

Thành phần gia đình là một mục rất quen thuộc trong sơ yếu lý lịch mà ai làm hồ sơ cũng phải biết. Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ giúp bạn hiểu rõ về thành phần gia đình là gì, các kiểu thành phần gia đình và cách viết thành phần gia đình trong hồ sơ. Cùng theo dõi nhé.

An sinh xã hội là gì? Các chính sách an sinh xã hội hiện nay

An sinh xã hội là gì? Các chính sách an sinh xã hội hiện nay

An sinh xã hội là gì? Các chính sách an sinh xã hội hiện nay

“Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Do đó, các chính sách của nhà nước đều chủ yếu hướng đến quyền và lợi ích của nhân dân. Chính sách an sinh xã hội cũng từ đó mà được hình thành, cùng chúng tôi tìm hiểu an sinh xã hội là gì và những chính sách an sinh xã hội hiện nay nhé!