Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ chất độc màu da cam

Thủ tục hưởng chế độ chất độc màu da cam được hướng dẫn tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Hồ sơ làm chế độ chất độc màu da cam

Theo điểm a khoản 1 Điều 56 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, hồ sơ công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học gồm:

- Bản khai để giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học/con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP).

- Một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học sau:

Stt

Tên, loại giấy tờ

1

Bản khai để giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học/con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP)

2

Một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học sau:

2.1

Giấy X Y Z

2.2

01 trong các giấy tờ được xác lập trước ngày 01/01/2000 (bản sao chứng thực):

- Quyết định phục viên, xuất ngũ;

- Giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị;

- Lý lịch cán bộ;

- Lý lịch đảng viên;

- Lý lịch quân nhân;

- Lý lịch công an nhân dân;

- Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

- Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng;

- Hồ sơ khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến, hồ sơ người có công.

2.3

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận trước ngày 01/01/2000.
Trường hợp danh sách, sổ quản lý quân nhân, sổ chi trả trợ cấp quân nhân đi B đang lưu tại cơ quan chức năng của địa phương chưa có xác nhận:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tập hợp, chốt số lượng người, xác nhận danh sách, sổ quản lý đang do cơ quan, đơn vị quản lý trước 01/5/2022; gửi số liệu theo Mẫu 101 Phụ lục I Nghị định này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước 01/6/2022.

Lưu ý: Nếu ác giấy tờ tại mục 2.2, 2.3 chỉ thể hiện phiên hiệu, ký hiệu đơn vị thì phải gửi kèm theo giấy xác nhận thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị theo Mẫu 37 Phụ lục I Nghị định này.

3

Một trong các giấy tờ ghi nhận mắc bệnh hoặc dị dạng, dị tật như sau:

3.1

Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của bệnh viện tuyến huyện/trung tâm y tế huyện/tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) theo mẫu của Bộ Y tế.

3.2

Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu của Bộ Y tế.

3.3

Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế cấp xã trở lên đối với con đẻ chưa khám, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật theo Mẫu 39 Phụ lục I Nghị định này.

3.4

Giấy tờ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành được xác lập từ 30/4/1975 trở về trước ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên trong thời gian từ 01 - 05 tuần sau phơi nhiễm đối với trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính theo Phụ lục V Nghị định này.

3.5

Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến có vợ/chồng nhưng không có con đẻ của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thủ tục hưởng chế độ chất độc màu da cam
Thủ tục hưởng chế độ chất độc màu da cam (Ảnh minh họa)

Thủ tục hưởng chế độ chất độc màu da cam

Trình tự, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ chất độc màu da cam như sau:

Bước 1: Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến UBND cấp xã nơi thường trú.

Bước 2: UBND cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm hồ sơ nêu trên gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

- Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ ra biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 5: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, kiểm tra, cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp đủ điều kiện gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh kèm bản sao giấy tờ ghi nhận mắc bệnh.

Trường hợp người hoạt động kháng chiến không mắc bệnh mà sinh con dị dạng, dị tật thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao giấy tờ ghi nhận bị dị dạng, dị tật.

Trường hợp bệnh binh mắc thêm bệnh do nhiễm chất độc hóa học thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để khám giám định tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể.

Bước 6: Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có trách nhiệm tổ chức khám giám định, ban hành biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 7: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận biên bản giám định y khoa, xem xét, nếu đủ điều kiện thì ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 64 Phụ lục I Nghị định này, đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục hưởng chế độ chất độc màu da cam, nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện, vui lòng gọi ngay đến số 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) được hiểu là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ sản xuất đến tiêu dùng và thải bỏ. Trách nhiệm này được quy định như thế nào trong các văn bản hiện hành?

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Học bạ là ghi nhận toàn bộ kết quả học tập của học sinh trên ghế nhà trường, thể hiện thành tích học tập và đạo đức. Với nhiều lý do cá nhân mà học sinh hay phụ huynh sẽ viết đơn xin mượn học bạ từ nhà trường. Bài viết sẽ hướng dẫn cách viết đơn xin mượn học bạ một cách hiệu quả!

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?

Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?

Khi có vi phạm pháp luật xảy ra, nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động để đòi hỏi chủ thể gây vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý và hậu quả tương ứng. Quá trình này được gọi là truy cứu trách nhiệm pháp lý. Vậy cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì? và đâu là mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý?

Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội?

Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội?

Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội?

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là một yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về việc giải đáp chủ nghĩa xã hội là gì cùng một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chế độ chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.