Thủ tục hiến tạng sau khi chết thực hiện thế nào?

Sau hàng loạt bài viết về hiến tạng, bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết, cụ thể về thủ tục hiến tạng sau khi chết mà người có nhu cầu hiến tạng nhất định phải biết.

1. Hiến tạng sau khi chết là gì?

Đăng ký hiến tạng sau khi chết là việc cá nhân tự nguyện hiến tạng của mình sau khi qua đời. Tuy nhiên, việc đăng ký sẽ thực hiện tại thời điểm người có nhu cầu hiến tạng vẫn đang còn sống.

Người có nhu cầu hiến tạng có thể thực hiện việc hiến tạng ngay khi còn sống hoặc sau khi qua đời.

Việc hiến tạng sau khi chết chỉ thực hiện khi người có nhu cầu đã đăng ký nhu cầu hiến tạng sau khi chết và việc xác định chết não là cơ sở pháp lý để tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể người có thẻ đăng ký hiến tạng sau khi chết.

Lưu ý: Ngoài việc hiến tạng sau khi chết, còn có thể hiến xác sau khi chết.

2. Thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết

Để thực hiện thủ tục hiến tạng sau khi chết, người có nhu cầu cần đáp ứng và chuẩn bị theo trình tự, thủ tục sau đây:

2.1 Điều kiện thực hiện thủ tục hiến tạng sau khi chết

Căn cứ Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 (trong bài viết sẽ sử dụng từ “Luật” thay thế), điều kiện để được thực hiện quyền hiến tạng là:

- Người hiến tạng phải từ 18 tuổi trở lên.

- Người hiến tạng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

- Người hiến tạng, người được hiến và các cơ quan, tổ chức liên quan không được vi phạm các nguyên tắc cũng như những điều bị cấm trong việc hiến tạng: Trộm mô, bộ phận cơ thể người, xác; mua bán mô, bộ phận cơ thể người, xác người; quảng cáo, thực hiện hiến tạng vì mục đích thương mại…

2.2 Hồ sơ đăng ký hiến tạng sau khi chết

Người có đủ điều kiện nêu trên, có nhu cầu hiến tạng sau khi chết thì điền đầy đủ thông tin vào đơn đăng ký hiến tạng sau khi chết theo mẫu ban hành kèm theo phụ lục của Quyết định số 07/2008/QĐ-BYT dưới đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
‎ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN TỰ NGUYỆN HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SAU KHI CHẾT

Kính gửi: ………………………………………………………………………

Tên tôi là: ………………………………………………………………………

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………

Giới: ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………

Nơi công tác (nếu có): ………………………………………………………

Giấy CMND/Hộ chiếu số……cấp ngày………… nơi cấp:…………

Điện thoại (nếu có) ……………………………………………………………

Vì sự phát triển nền Y học nước nhà, nhằm giúp đỡ những người không may mắc các bệnh hiểm nghèo và với tinh thần nhân đạo chữa bệnh cứu người.

Sau khi được cán bộ y tế tư vấn, tôi xin tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi tôi qua đời mà không yêu cầu kèm theo bất cứ một điều kiện nào.

Tôi đề nghị giữ (hoặc không giữ) bí mật danh tính của tôi đối với người nhận.

Tôi viết đơn này trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

......, ngày... tháng... năm 200...

Người làm đơn 

‎ (Ký, ghi rõ họ tên)

2.3 Nơi đăng ký đăng ký hiến tạng sau khi chết

Người có đủ điều kiện bày tỏ nguyện vọng về việc hiến tạng với cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, cơ sở y tế sẽ liên hệ và thông báo với trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để phối hợp nhằm thực hiện các thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết cho người hiến.

Thủ tục hiến tạng sau khi chết thực hiện thế nào?
Thủ tục hiến tạng sau khi chết thực hiện thế nào? (Ảnh minh hoạ)

2.4 Trình tự thực hiện thủ tục hiến tạng sau khi chết

Việc đăng ký hiến tạng sau khi chết sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Người có nhu cầu hiến tạng bày tỏ nguyện vọng với cơ sở y tế gần nhất.

Bước 2: Cơ sở y tế thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Bước 3: Trung tâm này thông báo lại cho cơ sở y tế và cơ sở y tế sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Tư vấn trực tiếp cho người hiến các thông tin liên quan đến việc hiến tạng sau khi chết.

- Hướng dẫn đăng ký đơn hiến tạng sau khi chết.

- Kiểm tra sức khoẻ của người hiến tạng.

- Cấp thẻ đăng ký hiến tạng sau khi chết cho người có nhu cầu.

- Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã cấp thẻ lại cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Lưu ý: Việc đăng ký hiến tạng sau khi chết có hiệu lực kể từ ngày người đăng ký hiến tạng sau khi chết được cấp thẻ đăng ký hiến.

3. Thủ tục hiến tạng sau khi chết làm online được không?

Ngoài việc đăng ký hiến tạng sau khi chết trực tiếp thì người có đủ điều kiện và có nhu cầu còn có thể thực hiện thủ tục này online thông qua:

- Trang web của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia có địa chỉ tại vnhot.vn.

- Cổng đăng ký hiến và ghép mô tạng

- Email:

Xem chi tiết: Cách đăng ký hiến tạng online nhanh chóng, thuận tiện

Trên đây là giải đáp chi tiết về thủ tục hiến tạng sau khi chết. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất

Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất

Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất

Thành phần gia đình là một mục rất quen thuộc trong sơ yếu lý lịch mà ai làm hồ sơ cũng phải biết. Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ giúp bạn hiểu rõ về thành phần gia đình là gì, các kiểu thành phần gia đình và cách viết thành phần gia đình trong hồ sơ. Cùng theo dõi nhé.