Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III

Hiện nay để hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cần có chứng chỉ năng lực xây dựng. Cùng tìm hiểu về thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III cho tổ chức hoạt động xây dựng tại bài viết.

1. Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III là Chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng cấp cho các tổ chức, đơn vị thực hiện hoạt động xây dựng.

Định nghĩa này được căn cứ từ Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 35/2023/NĐ-CP có nhắc đến yêu cầu về Chứng chỉ năng lực xây dựng đối với các tổ chức trong hoạt động xây dựng như sau:

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III là gì? (ảnh minh họa)

Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực bên dưới phải có đủ điều kiện năng lực và phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trừ trường hợp tổ chức đó không yêu cầu phải được cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng khi thực hiện một số công việc nhất định:

- Khảo sát;

- Lập thiết kế quy hoạch;

- Thiết kế, thẩm tra thiết kế;

- Tư vấn quản lý dự án đầu tư;

- Thi công công trình;

- Tư vấn giám sát thi công.

Theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Chứng chỉ năng lực xây dựng gồm có ba hạng: Hạng I, Hạng II, Hạng III.

2. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III

Điều kiện chung đối với các tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng:

Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải là doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập hợp pháp và đáp ứng các yêu cầu đối với từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III
Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III (ảnh minh họa)

Điều kiện riêng đối với các tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng được quy định tại Điều 91 - Điều 96 Nghị định 15/2021/NĐ-CP:

2.1. Tổ chức khảo sát xây dựng

- Có phòng thí nghiệm/ văn bản thỏa thuận/ hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận;

- Có máy móc, thiết bị/ có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát;

- Chủ nhiệm khảo sát có Chứng chỉ hành nghề khảo sát từ hạng III trở lên;

- Cá nhân khảo sát có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.

2.2. Tổ chức lập thiết kế quy hoạch 

Chủ nhiệm các lĩnh vực chuyên môn có Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch từ hạng III trở lên.

2.3. Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế 

- Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên/ chứng chỉ hành nghề kiến trúc;

- Cá nhân thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.

2.4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư 

- Giám đốc dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý từ hạng III trở lên;

- Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công, định giá từ hạng III trở lên;

- Cá nhân quản lý dự án có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.

2.5. Tổ chức thi công xây dựng 

- Chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng điều kiện là chỉ huy trưởng từ hạng III trở lên;

- Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học/ cao đẳng nghề phù hợp;

- Có khả năng huy động máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng.

2.6. Tổ chức tư vấn giám sát thi công 

Giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công phù hợp.

3. Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III

3.1 Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III

Điều 86 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng như sau:

- Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I: Bộ Xây dựng;

- Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II, Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III: Sở Xây dựng;

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II, hạng III cho tổ chức là hội viên, thành viên của mình.

chứng chỉ năng lực xây dựng hạng iii

Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III (ảnh minh họa)

3.2 Hồ sơ cấp chứng chỉ

Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng gồm:

- Đơn đề nghị Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

- Quyết định thành lập tổ chức;

- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng/ hợp đồng nguyên tắc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm đã được công nhận;

- Kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong đơn đề nghị, kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP, văn bằng được đào tạo của các cá nhân tham gia thực hiện công việc;

- Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện;

- Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu đã hoàn thành việc thi công xây dựng.

3.3 Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ

Điều 90 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định trình tự cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng như sau:

- Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực;

- Cơ quan cấp chứng chỉ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ trong 20 ngày. Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan thẩm quyền thông báo 01 lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ trong 05 ngày làm việc.

Trên đây là nội dung Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?