Người dân cần cảnh giác: Thủ đoạn tiêu thụ tiền giả tinh vi dịp Tết

Gần Tết là thời điểm nhu cầu giao dịch, mua sắm cao nhất trong năm, đây cũng là thời điểm vàng để các đối tượng lừa đảo “hành nghề” với nhiều thủ đoạn tinh vi. Trong đó, chiêu lừa tiêu thụ tiền giả là một trong những chiêu thức lừa đảo mà người dân cần đặc biệt lưu ý.

1. Thủ đoạn tiêu thụ tiền giả dịp Tết mọi người dân cần cảnh giác

Tết đến là thời điểm nhu cầu mua sắm tăng cao, do đó việc trao đổi tiền mặt cũng nhiều hơn so với ngày thường. Lợi dụng sự mất cảnh giác của người dân và thực trạng giao dịch tiền mặt tăng cao dịp Tết, các đối tượng có thể dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo tiêu thụ tiền giả.

Theo đó, có thể hiểu tiền giả là loại tiền không phải do Nhà nước phát hành mà được tạo ra bởi những tổ chức, cá nhân với mục tiêu chính là nhằm trục lợi bất hợp pháp. Với chiêu trò lừa đảo tiêu thụ tiền giả, các đối tượng đến các cửa hàng sau đó sử dụng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng mua hàng trị giá thấp hơn để được trả lại tiền thật.

Những đối tượng này sử dụng tờ tiền thật 20.000 đồng đè lên tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng khi mua hàng hóa trị giá dưới 100.000 đồng. Ngay khi nhận được tiền thừa là tiền thật, những người này nhanh chóng rời đi, người bán hàng sau khi kiểm tra lại mới phát hiện ra tờ tiền mình đã nhận là giả.

thủ đoạn tiêu thụ tiền giả
Thủ đoạn tiêu thụ tiền giả vô cùng phổ biến vào những dịp Lễ, Tết (Ảnh minh họa)

2. Người dân cần biết cách xác định tiền thật, tiền giả dưới đây

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do đó người dân chỉ được phép sử dụng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Với các loại tiền do các cơ quan, tổ chức khác không có thẩm quyền ohats hành đều được xách định là tiền giả. Các loại tiền này sẽ có những đặc điểm nhận biết nhất định.

Dưới đây là một số cách giúp người dân nhận biết tiền giả - tiền thật.

- Cách 01: Soi tờ tiền trước nguồn sáng để nhận biết và kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm và hình định vị.

Ở tiền giả, hình bóng chìm không tinh xảo, các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét. Hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.

- Cách 02: Vuốt nhẹ tờ tiền để kiểm tra các yếu tố in lõm trên tờ tiền, qua đó cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in.

Ở tiền giả, khi vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì, không nhám, ráp như ở tiền thật hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy, không phải do độ nổi của nét in.

- Cách 03: Chao nghiêng tờ tiền để kiểm tra các yếu tố như mực đổi màu, IRIODIN, hình ẩn nổi.

Ở tiền giả, thường làm giả yếu tố OVI nhưng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng màu như ở tiền thật. Bên cạnh đó, không có yếu tố IRIODIN hoặc có in giả dải màu vàng nhưng không lấp lánh như ở tiền thật.

- Cách 04: Kiểm tra các cửa sổ trong suốt (số mệnh giá dập nổi và yếu tố hình ẩn).

Ở tiền giả, cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn không tinh xảo như tiền thật, trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hỉnh ẩn.

- Cách 05: Dùng kính lúp, đèn cực tím để kiểm tra chữ in siêu nhỏ

Ở tiền giả, không có mảng chữ siêu nhỏ hoặc các dòng chữ, số không sắc nét, rất khó đọc. Không có mực không màu phát quang hoặc có làm giả nhưng phát quang yếu.

Cùng với đó, số sêri không phát quang hoặc phát quang không giống như ở tiền thật.

Bạn cần biết: Chi tiết cách nhận biết tiền thật, tiền giả theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước

3. Sử dụng tiền giả bị xử lý thế nào?

Cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng tiền giả có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Tùy theo giá trị tiền, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 03 - 20 năm tù hoặc chung thân. Cụ thể:

- Phạt tù từ 03 - 07 năm với người làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

- Phạt tù từ 05 - 12 năm với người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 05 triệu - dưới 50 triệu đồng.

- Phạt tù từ 10 - 20 năm hoặc tù chung thân với người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, người chuẩn bị phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 03 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là nội dung liên quan đến Thủ đoạn tiêu thụ tiền giả tinh vi dịp Tết người dân cần cảnh giác. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Hướng dẫn 5 cách nhận biết tiền thật - giả dịp Tết đến

Hướng dẫn 5 cách nhận biết tiền thật - giả dịp Tết đến

Hướng dẫn 5 cách nhận biết tiền thật - giả dịp Tết đến

Cách nhận biết tiền giả, tiền thật là vấn đề được nhiều người dân quan tâm, nhất là vào dịp Tết đến khi nhu cầu mua sắm và giao dịch hàng hóa tăng cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ ra 05 cách nhận biết tiền thật, giả mà ai cũng có thể áp dụng được.

Tha tù trước thời hạn dịp Tết Nguyên đán: Điều kiện và thủ tục thế nào?

Tha tù trước thời hạn dịp Tết Nguyên đán: Điều kiện và thủ tục thế nào?

Tha tù trước thời hạn dịp Tết Nguyên đán: Điều kiện và thủ tục thế nào?

Tha tù trước thời hạn dịp Tết là chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Việc tha tù trước thời hạn thường được thực hiện ba lần mỗi năm. Vậy, dịp Tết nguyên đán 2023, điều kiện tha tù trước thời hạn đối với phạm nhân thế nào?