Thông tư 33/2023/TT-BTC: 4 lưu ý về xác định xuất xứ hàng hóa

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 33/2023/TT-BTC về xác định xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu. Dưới đây là một số điểm cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện xác định xuất xứ hàng hóa.

1. Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa

Trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ gồm các giấy tờ quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC:

- 01 bản chính đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - mẫu Phụ lục I.

- 01 bản chụp bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác - mẫu Phụ lục II

- 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có);

- 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.

Lưu ý về xác định xuất xứ hàng hóa theo Thông tư 33/2023/TT-BTC
Lưu ý về xác định xuất xứ hàng hóa theo Thông tư 33/2023/TT-BTC (Ảnh minh họa)

2. Cách khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

- Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan kê khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên tờ khai hải quan điện tử tại ô "mô tả hàng hóa" theo các trường hợp sau:

  • Hàng hóa xuất khẩu đáp ứng xuất xứ Việt Nam: Khai theo cấu trúc "mô tả hàng hóa#&VN"

  • Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác: Khai theo cấu trúc "mô tả hàng hóa#&(mã nước xuất xứ)";

  • Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau, không xác định được xuất xứ hoặc chỉ thực hiện một số công đoạn gia công lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam, không đáp ứng hai trường hợp trên: Khai theo cấu trúc "mô tả hàng hóa#&KXĐ";

- Trường hợp kê khai trên tờ khai hải quan giấy thì khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại ô "xuất xứ".

- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được xác định trước xuất xứ theo văn bản thông báo của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, người khai hải quan khai số, ngày, thời hạn hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ tại ô "giấy phép".

- Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan.

Trước đây, không quy định cụ thể cách khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

3. Khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:

- Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt;

- Hàng hóa phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận;

- Hàng hóa phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

- Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.

Trường hợp hàng hóa được miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì người khai hải quan không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Người khai hải quan khai tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy theo các trường hợp sau:

- Trường hợp nộp chứng từ tại thời điểm làm thủ tục hải quan: khai số tham chiếu và ngày cấp của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mã REX theo Hiệp định EVFTA, mã EORI theo Hiệp định UKVFTA, mã CE theo Hiệp định ATIGA hoặc RCEP).

Nếu Hiệp định thương mại tự do không quy định số tham chiếu và/hoặc không có mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: khai tên chứng từ, số chứng từ, ngày cấp và tên tổ chức hoặc tên nhà xuất khẩu cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa kèm tên Hiệp định thương mại tự do áp dụng.

- Trường hợp đã được Tổng cục Hải quan cấp văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ và còn trong thời hạn hiệu lực: Số hiệu, ngày cấp văn bản thông báo;

- Trường hợp áp dụng trừ lùi giấy chứng nhận: Ngày cấp, đơn vị cấp Phiếu theo dõi trừ lùi.

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp chưa khai hoặc khai chưa đúng chứng từ tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

4. Hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Theo khoản 4 Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp cho cơ quan hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Doanh nghiệp không phải nộp khi cấp trên Cổng ASEAN hoặc trên trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nhưng phải khai .

Trường hợp khai tờ khai hải quan bản giấy, người khai hải quan nộp một một bản chụp chứng từ chứng nhận xuất xứ có xác nhận của người khai.

Theo đó, doanh nghiệp được nộp C/O sử dụng chữ ký và con dấu điện tử hoặc bản chụp/bản scan C/O nhưng phải lưu bản gốc, bản chính để xuất trình trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành/kiểm tra hải quan/khi cơ quan hải quan có nghi ngờ về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Trên đây là một số điểm cần lưu ý về xác định xuất xứ hàng hóa theo Thông tư 33/2023/TT-BTC, LuatVietnam sẽ có bài tổng hợp các điểm mới của Thông tư này trong thời gian sắp tới để bạn đọc tiện theo dõi, áp dụng.

Nếu cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp kịp thời.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư trong thực tiễn

Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư trong thực tiễn

Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư trong thực tiễn

Giá trị thặng dư là thuật ngữ phổ biến trong các học thuyết kinh tế. Giá trị thặng dư là điều kiện tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Vậy giá trị thặng dư là gì, giá trị thặng dư có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.