Thông báo 199/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam

thuộc tính Thông báo 199/TB-VPCP

Thông báo 199/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:199/TB-VPCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:15/07/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
------------
Số: 199/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2010
 
 
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC
 VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH QUẢNG NAM
 
 
Trong 2 ngày 09 và 10 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Nam; dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy xi măng Thạnh Mỹ và khánh thành Nhà máy Thủy điện A Vương tại các huyện Nam Giang, Đông Giang của Tỉnh. Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, sau khi nghe đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 5 năm (2006 – 2010), 6 tháng đầu năm 2010; mục tiêu, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2010 và một số đề nghị của Tỉnh; ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam và những kết quả đạt được khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực trong những năm qua: tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 5 năm (2006 – 2010) đạt 12,8% (gấp 1,8 lần so với năm 2005); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó, công nghiệp – xây dựng chiếm 79% GDP; giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm đạt trên 34.100 tỷ đồng (tăng bình quân 25,8%/năm); dịch vụ tăng 16,1%; nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,5%; thu ngân sách 5 năm đạt gần 9.400 tỷ đồng (tăng bình quân 28,5%/năm); vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 39.570 tỷ đồng (tăng bình quân 24%/năm).
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng GDP của Tỉnh đạt 12,6%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 27,5%; dịch vụ, du lịch, thương mại tăng 15,3%; xuất khẩu tăng 67% so với cùng kỳ năm 2009; tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ năm 2010 đạt 40%; các chương trình, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn được triển khai có kết quả, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tích cực và đạt được người kết quả tốt: tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17%; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 17,6 triệu đồng/người/năm; đời sống nhân dân vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, không còn tình trạng thiếu đói thời kỳ giáp hạt. Công tác cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Tuy nhiên, tỉnh Quảng Nam vẫn còn một số tồn tại, yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới, nổi lên là: tăng trưởng kinh tế đạt khá nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch đã đề ra; lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn lớn (trên 60%); tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân cả nước; hạ tầng kinh tế - xã hội và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nghề; sản xuất và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
Về cơ bản thống nhất với mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp của Tỉnh đề ra cho thời gian tới. Tỉnh nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của các Bộ, cơ quan để tiếp tục hoàn chỉnh, trong đó lưu ý tập trung làm tốt một số việc:
1. Năm 2010 là năm cuối của kế hoạch, có ý nghĩa quyết định mức độ hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) của Tỉnh và của cả nước. Do vậy, Tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, tạo không khí phấn khởi và niềm tin bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tiếp theo. Có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nhất là đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã được bố trí. Trước mắt, tập trung chỉ đạo công tác chống hạn, chăm sóc và bảo vệ tốt cây trồng, vật nuôi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1121/CĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2010.
2. Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần chỉ đạo, tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp. Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thật cụ thể, thiết thực và có tính khả thi cao, đồng thời làm tốt công tác cán bộ, gắn với nâng cao hiệu quả công việc.
3. Xây dựng tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 – 2015). Tỉnh cần phân tích, làm rõ các kết quả đạt được để tiếp tục phát huy; những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân để có giải pháp khắc phục; có giải pháp huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ bối cảnh thuận lợi mới của đất nước và của Vùng để phát triển nhanh và bền vững, trong đó chú trọng:
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ để tạo bước đột phá, nhất là phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế mở Chu Lai; đồng thời tiếp tục phát triển du lịch, dịch vụ, nhất là du lịch nghỉ dưỡng để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
- Rà soát, cập nhật quy hoạch để điều chỉnh bổ sung nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, quy hoạch ngành, lĩnh vực, đồng thời tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, đất đai, tài nguyên rừng, khoáng sản; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
- Tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm; quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; Tỉnh cần có Chương trình, đề án cụ thể đầu tư phát triển 8 huyện miền núi, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, cần tập trung chỉ đạo và dành các nguồn lực cần thiết để giảm nghèo nhanh và bền vững vùng này.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để đầu tư phát triển; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường; tăng cường kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào đầu tư tại Tỉnh, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển các lĩnh vực như cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ có giá trị gia tăng cao, các dự án đầu tư tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nghề; bảo đảm quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA TỈNH
1. Về việc xây dựng trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô tại Khu kinh tế mở Chu Lai: Đồng ý về chủ trương, Tỉnh xây dựng Đề án, phối hợp với các Bộ: Công thương, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thu hút được các nhà đầu tư lớn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Về chủ trương đầu tư dự án sắp xếp dân cư để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống cho nhân dân vùng ven biển của Tỉnh theo hình thức BT và ngân sách trung ương hỗ trợ 50% vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2015: Đồng ý về chủ trương, Tỉnh rà soát, lựa chọn các hạng mục, công trình cấp thiết cần ưu tiên làm trước; làm việc với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất về nguồn vốn hỗ trợ Tỉnh thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Về đầu tư 36 tuyến đường giao thông đến trung tâm xã: Đồng ý, Tỉnh sắp xếp thứ tự ưu tiên, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp đưa vào danh mục các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 để thực hiện.
4. Về đầu tư và bố trí vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 1A: Đồng ý về nguyên tắc, Tỉnh làm việc với Bộ Giao thông vận tải để thống nhất và hoàn tất thủ tục đầu tư theo quy định; làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xác định nguồn vốn thực hiện.
5. Về việc ứng vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Cửa Đại: Đồng ý, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thống nhất, ứng trước vốn kế hoạch năm 2011 nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho Tỉnh thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 74/TB-VPCP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ.
6. Đồng ý ứng tiếp 100 tỷ đồng (ngoài số vốn đã ứng theo công văn số 8999/VPCP-KTTH ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ) từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Trung ương cho Tỉnh để thanh toán khối lượng đã hoàn thành và khối lượng thực hiện nạo vét luồng vào cảng Kỳ Hà trong năm 2010. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý cụ thể.
7. Về cơ chế tài chính áp dụng đối với Khu kinh tế mở Chu Lai: Tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho Tỉnh trong kế hoạch hàng năm để thực hiện.
Về cơ chế tài chính áp dụng đối với khu vực giáp ranh Khu kinh tế mở Chu Lai (khoảng 10.000 ha thuộc các huyện: Thăng Bình, Duy Xuyên): Tỉnh làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Về thành lập huyện đảo Cù Lao Chàm: Bộ Nội vụ nghiên cứu về tiêu chí và sự cần thiết, báo cáo Chính phủ.
9. Về việc xây dựng khu công nghiệp khí – điện tại tỉnh Quảng Nam: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam xem xét, thẩm lượng khí tại khu vực này, lập phương án cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
10. Về việc hỗ trợ 20 tỷ đồng cho Tỉnh để chống hạn: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đề xuất xử lý chung cho các địa phương bị hạn nặng (trong đó có Tỉnh Quảng Nam), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan biết, thực hiện.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công thương, Khoa học và Công nghệ;
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: TH, KTTH, KTN, NC, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, ĐP(5), PVC.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Nguyễn Xuân Phúc
 
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất