Thị phần là gì? Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh

Đối với doanh nghiệp khi mới bước vào thị trường, việc tìm kiếm và xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp là điều hết sức quan trọng. Thị phần sẽ giúp công ty làm điều đó. Vậy thị phần là gì? Làm sao xác định được thị phần? Bài viết dưới đây  sẽ làm rõ những vấn đề này.


1. Khái niệm thị phần là gì?

Thị phần là thuật ngữ dùng để chỉ sản lượng tiêu thụ của sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp so với lượng sản phẩm được tiêu thụ trên toàn thị trường. Những doanh nghiệp chiếm thị phần cao trên thị trường sẽ có doanh thu và lợi nhuận tương xứng.

Thị phần là gì? (Ảnh minh họa)

2. Vai trò của thị phần đối với doanh nghiệp 

Thị phần là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp xác định được vị thế của mình trên thị trường, biết được điểm mạnh điểm yếu của mình để khắc phục, từ đó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh. Vậy vai trò cụ thể của thị phần là gì?

- Việc xác định được thị phần giúp doanh nghiệp xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp, cũng như lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý để duy trì lợi thế hoặc vượt qua đối thủ hiện tại.

Thị phần giúp xác định đối thủ cạnh tranh trên thị trường (Ảnh minh họa)

- Biết được tốc độ tăng trưởng thị phần của công ty so với đối thủ, từ đó đưa ra những phương hướng phát triển hiệu quả. Nếu thị phần của công ty giảm, có nghĩa hoạt động kinh doanh không còn hiệu quả dẫn đến sự dậm chân hoặc tụt dốc của công ty so với đối thủ. Ngược lại, nếu thị phần tăng tức công ty làm ăn tốt và cần hoàn thiện chiến lược kinh doanh tốt hơn

- Giúp hoàn thiện được sản phẩm, dịch vụ, bởi việc xác định thị phần sẽ biết được khách hàng có thực sự hứng thú với sản phẩm đó không. Từ đó, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ hợp lý nhất cho khách hàng.

- Giúp cải thiện và bổ sung toàn bộ máy nhân sự, chiến lược kinh doanh, marketing nếu thị phần còn nhỏ so với thị trường. Từ đó, doanh nghiệp cần tạo môi trường thúc đẩy năng suất làm việc cho nhân sự, đồng thời tối ưu hóa quy trình để đạt được hiệu suất tối đa.

3. Cách xác định thị phần cho doanh nghiệp trên thị trường

Theo khoản 1 Điều 10 của Luật Cạnh tranh 2018, thị phần của doanh nghiệp được xác định theo công thức:

Thị phần

=

Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp


Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường

Hoặc

Thị phần

=

Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp


Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường

Ngoài ra, còn có công thức tính thị phần tương đối như sau:

Thị phần tương đối

=

Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp


Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường

Hoặc

Thị phần tương đối

=

Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp


Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Trường hợp thị phần tương đối lớn hơn 1, tức là các công ty đã có lợi thế cạnh tranh tốt hơn đối thủ, nếu thị phần bé hơn 1 thì công ty chưa có lợi thế cạnh tranh bằng đối thủ, trường hợp bằng 1 có nghĩa công ty và đối thủ có lợi thế cạnh tranh như nhau.

Ví dụ: Trường hợp với thị trường: Nếu công ty A bán được 10000 chiếc túi trên thị trường, tổng thị trường bán ra 100000 chiếc túi. Vì vậy thị phần được tính 10000/100000 = 10%. Vậy sản phẩm của công ty chiếm 10% trên thị trường bán túi.

Trường hợp với đối thủ cạnh tranh: Nếu công ty A bán được 1000 túi xách, công ty B bán được 920 túi xách. Thì thị phần sản phẩm của công ty A được tính như sau: 1000/920 = 1.087 > 1. Tức là công ty A đang chiếm lĩnh thị trường tốt hơn công ty về sản phẩm túi xách.

Lưu ý: Các công ty cần thu thập chính xác về số liệu để cho ra kết quả đúng nhất

4. Một số giải pháp giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần

Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trên thị trường, nếu không có những chiến lược, chính sách phát triển rõ ràng, các công ty dễ bị các đối thủ vượt mặt và bỏ xa. Vì vậy, doanh nghiệp cần một số giải pháp để gia tăng thị phần như:

4.1 Gia tăng trải nghiệm để bán nhiều hơn cho khách hàng hiện tại

Việc tạo mối quan hệ với khách hàng là điều hết sức cần thiết để có thể giữ được khách hàng trung thành của mình. Các doanh nghiệp cần khai thác sâu nhu cầu mua hàng của khách hàng để có chiến lược kinh doanh hợp lý. Qua đó, thị phần của công ty sẽ không bị giảm.

Gia tăng trải nghiệm khách hàng là điều hết sức quan trọng (Ảnh minh hoạ)

4.2 Sử dụng các loại kênh tiếp thị khác nhau

Internet đang cực kỳ phát triển. Đây là mảnh đất màu mỡ để doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm của mình sao cho hiệu quả nhất

4.3 Tiếp cận thị trường mới

Việc phát triển khách hàng ở một thị trường đến một số lượng nhất định, khách hàng mới sẽ không còn nhiều, lúc này việc nghiên cứu và mở rộng thị trường mới là điều hết sức quan trọng. Lượng khách hàng mới sẽ tăng lên đáng kể, thị phần theo đó cũng sẽ tăng theo.

Tiếp cận thị trường mới (Ảnh minh hoạ)

4.4 Đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược vô cùng hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng. Nếu như số lượng khách hàng của bạn không tăng nhiều, lúc này việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng mới, đồng thời khách hàng cũ có thể sử dụng nhiều sản phẩm cùng lúc của thương hiệu

9
Đa dạng hóa sản phẩm (Ảnh minh hoạ)

4.5 Xây dựng thương hiệu đầu tư vào marketing 

Xây dựng thương hiệu là điều hết sức cần thiết cho doanh nghiệp. Những thương hiệu nổi tiếng như apple, samsung, coca cola,... đều là những thương hiệu nổi tiếng. Thương hiệu của họ đã được xây dựng từ rất lâu nhờ vào những chiến dịch marketing. Chính vì thế đó là lợi thế cạnh tranh vô cùng đặc biệt so với các đối thủ mới vào ngành.

4.6 Cải tiến và đổi mới

Đôi khi bộ máy công ty đã hoạt động lâu năm, đến một giai đoạn nào đó, công ty bắt đầu trì trệ, không còn linh hoạt đổi mới như trước khiến việc kinh doanh bị giảm sút. Vì vậy, đổi mới và cải tiến là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Cải tiến bộ máy nhân sự (Ảnh minh hoạ)

4.7 Mua bán sáp nhập 

Nếu như trên thị trường có những đối thủ mới bắt đầu gia nhập vào thị trường hoặc thị phần còn nhỏ so với doanh nghiệp thì công ty có thể tiến hành mua bán sáp nhập để lấy thị phần từ những đối thủ yếu hơn. Qua đó, vừa có được tệp khách hàng có sẵn của đối thủ vừa chiếm được thị phần khá lớn cho doanh nghiệp.

Mua bán sáp nhập (Ảnh minh hoạ)

4.8 Hiểu rõ insight của người tiêu dùng

Nhìn chung, muốn duy trì và có được lượng khách hàng ổn định, việc hiểu rõ insight của người dùng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu như các bạn có được thị trường rộng lớn nhưng khách hàng không thích sử dụng sản phẩm của các bạn thì tất các các chiến lược marketing, kinh doanh đều thất bại.

Hiểu được insight của khách hàng (Ảnh minh hoạ)

Lời kết

Bài viết đã cho chúng ta hiểu hơn về khái niệm thị phần là gì?. Qua đó, giúp doanh nghiệp có thể hiểu được vai trò của thị phần, cũng như làm sao để tính toán và gia tăng chỉ số này. Từ đó có những chính sách phát triển kinh doanh, marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?