Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Khác thẻ ghi nợ quốc tế như thế nào?

Thẻ ghi nợ nội địa là gì, liệu có phải là thẻ ATM - loại thẻ mà hầu như bất cứ ai cũng có hay không? Và cần biết những thông tin gì về loại thẻ này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này.

1. Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Có phải ATM không?

Khoản 2 Điều 3 Thông tư 18/2024/TT-NHNN giải thích về thẻ ghi nợ nói chung như sau:

2. Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.

Như vậy, có thể hiểu thẻ ghi nợ nội địa là thẻ được sử dụng để thực hiện giao dịch ở phạm vi trong nước trong phạm vi số tiền, hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán được mở tại tổ chức phát hành thẻ.

ATM là từ viết tắt của từ Automated Teller Machine và được hiểu đơn giản là thẻ thanh toán do các ngân hàng phát hành giúp người dân có thể giao dịch cũng như rút tiền tại các cây ATM.

Thực tế, khi tạo một tài khoản ngân hàng thì thông thường cá nhân sẽ đồng thời sở hữu một thẻ ATM, có chức năng thanh toán nội địa hoặc quốc tế. Do đó, có thể thấy, thẻ ATM có thể là thẻ ghi nợ nội địa hoặc là thẻ ghi nợ quốc tế. Tuy nhiên, người dân có xu hướng gọi thẻ ATM là thẻ ghi nợ nội địa hơn quốc tế.

the ghi no noi dia la gi


2. Thẻ ghi nợ nội địa gồm những loại nào?

Không giống thẻ ghi nợ quốc tế có hai loại là Visa Debit và MasterCard, thẻ ghi nợ nội địa chỉ có một loại và thường được người dùng gọi chung là thẻ ATM. Thẻ này được sử dụng để thực hiện các giao dịch trong nước và giao dịch rút tiền, chuyển tiền tại các cây ATM của các ngân hàng đặt ở trong nước.

3. Đặc điểm, tính năng của thẻ ghi nợ nội địa

Bên cạnh khái niệm thẻ ghi nợ nội địa là gì, những đặc điểm, tính năng của thẻ này cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong đó có thể kể đến một số thắc mắc dưới đây:

3.1 Thẻ ghi nợ nội địa là thẻ từ hay thẻ chip?

Khoản 6 Điều 3 Thông tư 18 năm 2024 quy định, thẻ vật lý là thẻ có hình thức hiện hữu vật chất, thông thường được làm bằng chất liệu nhựa, có gắn chip điện tử để lưu giữ dữ liệu thẻ, có thông tin in trên thẻ.

Bên cạnh loại thẻ cứng thì còn có loại thẻ phi vật thể hay thẻ được tồn tại dưới dạng điện tử, chỉ thực hiện giao dịch trên các trình duyệt internet hoặc trên các thiết bị di động. Đặc biệt, thẻ online này có thể được in ra dưới dạng thẻ cứng nếu chủ thẻ có yêu cầu.

3.2 Thẻ ghi nợ nội địa có những đặc điểm nào?

Thông thường, trên thẻ ghi nợ nội địa sẽ thể hiện các thông tin gồm: Tên, logo của ngân hàng phát hành thẻ; tên chủ thẻ; số thể; ngày tháng có hiệu lực; số điện thoại hỗ trợ của ngân hàng phát hành thẻ; logo có chữ “napas”…

Tuy nhiên, so với thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa có tính bảo mật trung bình và chỉ được sử dụng trên phạm vi Việt Nam mà không được sử dụng khi ở nước ngoài.

3.3 Tính năng cần biết của thẻ ghi nợ nội địa

Các giao dịch được sử dụng thẻ ghi nợ được thực hiện theo thoả thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ (ngân hàng, tổ chức tín dụng…).

Thông thường, thẻ ghi nợ nội địa được sử dụng để thực hiện các giao dịch như gửi, nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn hàng hoá, dịch vụ, đổi pin, vấn tin tài khoản… trong phạm vi trong nước.

Và đặc biệt, thẻ ghi nợ được phát hành online không được rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài hay thanh toán quốc tế trừ trường hợp:

- Ngân hàng có áp dụng công nghệ để kiểm tra, đối chiếu đặc điểm sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu thông qua cơ sở dữ liệu Căn cước công dân.

- Ngân hàng áp dụng gọi video call để thu nhập, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng khi phát hành thẻ như khi gặp mặt trực tiếp, đảm bảo an toàn, bảo mật, phân giải cao…

- Sau khi ngân hàng đã nhận biết, xác minh thông tin của khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp chủ thẻ.

the ghi no noi dia la gi


4. Ưu, nhược điểm của thẻ ghi nợ nội địa

Bài viết này không chỉ cung cấp các thông tin liên quan đến thẻ ghi nợ nội địa là gì mà còn phân tích những ưu, nhược điểm của loại hình thẻ này. Cụ thể:

4.1 Ưu điểm

- Có thể chuyển tiền, rút tiền ở các cây ATM của chính ngân hàng phát hành hoặc bất kỳ ngân hàng nào (phải trả phí theo quy định) một cách nhanh chóng hơn so với khi giao dịch tại quầy.

- Có thể nộp tiền vào thẻ ATM tại một số cây ATM của ngân hàng có chức năng nộp tiền như TPBank, Techcombank…

- Không cần mang theo nhiều tiền mặt khi đi du lịch, đi mua sắm… nên sẽ an toàn hơn.

- Khi đăng ký Internet Banking, Mobile Banking có thể dễ dàng thanh toán online mọi lúc mọi nơi.

- Kiểm soát chi tiêu, theo dõi cụ thể được số dư của tài khoản ngân hàng khi đăng ký nhận tin nhắn hoặc qua phần mềm Mobile Banking.

- Chỉ được sử dụng số tiền tối đa có trong thẻ của mình nên dễ dàng kiểm soát được chi tiêu của bản thân…

4.2 Nhược điểm

Như chính tên gọi của nó, nhược điểm lớn nhất của thẻ này là thẻ ghi nợ nội địa chỉ sử dụng trong phạm vi trong nước. Đồng thời, hạn mức giao dịch cũng bị giới hạn ở mức không cao.


5. Hạn mức sử dụng của thẻ ghi nợ nội địa là bao nhiêu?

Tuỳ từng ngân hàng mà hạn mức rút tiền cũng như chuyển tiền của thẻ ghi nợ nội địa sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường hạn mức tối đa ở các cây ATM của thẻ ghi nợ nội địa là 05 triệu đồng.

Đơn cử có một số khác biệt có thể kể đến:

- Ngân hàng Sacombank: Tối đa 10 triệu đồng/lần và 100 triệu đồng/ngày tại ATM Sacombank và nếu ở ngân hàng không phải của Sacombank thì tối đa là 02 triệu đồng/lần và 10 triệu đồng/ngày.

- Ngân hàng Agribank: Tối đa 25 triệu đồng/ngày và 05 triệu đồng/lần, tối thiểu 50.000 đồng/lần.

- Ngân hàng ACB: Tối đa là 40 triệu đồng/ngày và 05 triệu đồng/lần…


6. Mở thẻ ghi nợ nội địa như thế nào?

Với những tính năng và ưu nhược điểm của thẻ ghi nợ nội địa nêu trên, điều kiện, trình tự, thủ tục mở thẻ ghi nợ nội địa là gì? Chi tiết được quy định tại Thông tư 19 năm 2016 và các văn bản hướng dẫn.

6.1 Người được mở thẻ

- Chủ thẻ chính là cá nhân

  • Phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự được dùng thẻ ghi nợ nội địa.

- Chủ thẻ phụ: Từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự và từ từ đủ 06 - chưa đủ 15 tuổi không bị mất/hạn chế năng lực, được người đại diện đồng ý.

- Có tài khoản tại ngân hàng.

(Căn cứ Điều 15 Thông tư 18/2024/TT-NHNN).

6.2 Trình tự tạo thẻ ghi nợ nội địa trực tiếp

Bước 1: Lựa chọn ngân hàng muốn làm thẻ ghi nợ nội địa uy tín.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để nhận biết như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn. Nếu là người nước ngoài thì có thể chuẩn bị thẻ thường trú, tạm trú hoặc hợp đồng lao động.

Những giấy tờ này là bản chính để đối chiếu hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao cấp từ sổ gốc.

Bước 3: Người có nhu cầu điền đầy đủ thông tin cần thiết vào đơn đăng ký mở thẻ.

Bước 4: Giao dịch viên kiểm tra hồ sơ, đơn đăng ký mở thẻ.

Bước 5: Sau từ 7-10 ngày hoặc hơn hoặc không đến (tuỳ ngân hàng), người mở thẻ có thể đến ngân hàng để nhận thẻ trực tiếp hoặc đăng ký nhận thẻ qua bưu điện.

Bước 6: Người mở thẻ tiến hành kích hoạt thẻ tại cây ATM và thay đổi mật khẩu.

(Căn cứ Điều 9 Thông tư 18/2024/TT-NHNN).

6.3 Trình tự mở thẻ ghi nợ nội địa online

Bên cạnh việc đến tận phòng giao dịch của ngân hàng để mở thẻ ghi nợ nội địa, người dân còn có thể thực hiện mở thẻ online tại nhà. Quy định này được nêu tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 17/2021/TT-NHNN như sau:

Bước 1: Người có nhu cầu mở thẻ tải phần mềm của ngân hàng đó hoặc truy cập trực tiếp vào trang website chính thức của ngân hàng. Hiện nay, tất cả các ngân hàng đều đã có phần mềm và người có nhu cầu mở thẻ hoàn toàn chỉ cần thao tác trên điện thoại, máy tính có kết nối mạng.

Bước 2: Chọn mục “đăng ký mở tài khoản” trên giao diện.

Bước 3: Điền các thông tin cần thiết vào mẫu tờ đơn đăng ký và nhấn nút đăng ký.

Bước 4: Sau khi nhận được đơn đăng ký, ngân hàng sẽ thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu và xác minh khách hàng thông qua việc gọi video call hoặc kiểm tra, đối chiếu… đảm bảo khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học của khách hàng như vân tay, khuôn mặt, giọng nói…

Bước 5: Sau một khoảng thời gian, thường từ 07 - 10 ngày, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định có chấp thuận yêu cầu tạo thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng không. Nếu có thì thẻ sẽ được gửi đến cho khách hàng và chủ thẻ thực hiện đổi mã pin.

(Căn cứ Điều 10 Thông tư 18/2024/TT-NHNN).

6.4 Mở thẻ ghi nợ nội địa có mất phí không?

Thông thường, các ngân hàng khác nhau sẽ áp dụng mức phí mở thẻ ghi nợ nội địa khác nhau và yêu cầu có một khoản tiền tối thiểu nộp vào trong thẻ. Thường mức phí này sẽ thường là 50.000 đồng/thẻ/lần mở.

the ghi no noi dia la gi


7. Dùng thẻ ghi nợ nội địa tránh mất tiền oan cần biết gì?

Ngoài việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến thẻ ghi nợ nội địa là gì, khi đã có thẻ thì chủ thẻ cần phải lưu ý những việc sau đây để tránh mất tiền oan:

- Không đưa thẻ cho bất kỳ ai trừ nhân viên ngân hàng khi thực hiện các giao dịch liên quan đến thẻ của mình.

- Không tiết lộ mã PIN, số thẻ, mã xác nhận được gửi về điện thoại đã đăng ký với ngân hàng khi mở thẻ ghi nợ nội địa, thông tin về số Chứng minh nhân dân/số Căn cước công dân/số hộ chiếu…

- Không nhập sai mã PIN quá số lần cho phép của ngân hàng. Thường các ngân hàng cho phép nhập sai từ 03 - 05 lần. Nếu quá số lần cho phép, thẻ ghi nợ nội địa có thể sẽ bị khoá.

Xem thêm: 5 điều cần biết để tránh bị mất tiền trong thẻ ATM gắn chip


8. Nên mở thẻ ghi nợ nội địa ở ngân hàng nào đảm bảo an toàn?

Hiện nay, tất cả các ngân hàng đều có hình thức mở thẻ ghi nợ nội địa và mỗi ngân hàng đều phải đảm bảo đầy đủ nguyên tắc bảo mật và đáp ứng đầy đủ yêu cầu bảo mật của Ngân hàng Nhà nước.

Do đó, để đảm bảo an toàn, người dân hoàn toàn có thể mở thẻ ghi nợ nội địa ở bất cứ ngân hàng nào (ngân hàng hợp pháp) trong hệ thống các ngân hàng trong cả nước.

Có thể kể đến một số ngân hàng như: Vietcombank, Viettinbank, Agribank, Techcombank, Tienphongbank…


9. Thẻ ghi nợ nội địa khác ghi thẻ ghi nợ quốc tế?

Sự khác nhau giữa thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa là gì sẽ được thể hiện chi tiết dưới bảng này:

Tiêu chí

Thẻ ghi nợ nội địa

Thẻ ghi nợ quốc tế

Ngân hàng phát hành

Trong nước

Ngân hàng trong nước liên kết với ngân hàng/tổ chức tài chính quốc tế như VISA, JCB, MasterCard, AmericanExpress…

Phạm vi sử dụng

Nội địa - trong nước

Cả trong nước và nước ngoài

Mức phí

- Phí thường niên: Thường là 50.000 - 100.000 đồng.

- Phí hàng tháng: 10.000 - 50.000 đồng

Cao hơn thẻ ghi nợ nội địa

Trên đây là giải đáp về thẻ ghi nợ nội địa là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Theo Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, khách vay có thể được cấp tín dụng vượt giới hạn nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định. Hãy theo dõi bài viết để biết khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?