Thanh niên là gì? Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên

“Thanh niên là rường cột nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên.”. Vậy thanh niên là gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thanh niên là gì? Thanh niên thuộc độ tuổi nào?

Căn cứ theo Điều 1,  Luật Thanh niên 2020, số 57/2020/QH14 quy định về độ tuổi của thanh niên như sau: 

Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi

Như vậy, thanh niên là những người có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Đây là lớp người trẻ tuổi đang trong quá trình trưởng thành của con người. Là những con người có sức trẻ, sức khỏe, sự nhiệt huyết và năng động, có nhu cầu khẳng định bản thân cao.

Luật Thanh niên 2020 ban hành đã tạo hành lang pháp lý để xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật đối với thanh niên; giúp thanh niên bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình. 

Thanh niên là gì
Thanh niên là gì? (Ảnh minh hoạ)

Thanh niên là tương lai của đất nước. Thanh niên là một lực lượng hùng hậu tràn đầy sức trẻ, nhiệt huyết, với trình độ và sự sáng tạo không ngừng nghỉ, là đội ngũ tiên phong có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Lực lượng thanh niên tham gia vào quá trình lao động, sản xuất theo quy định của pháp luật mang đến ý nghĩa trong học tập, nhận thức và từ đó ứng dụng vào thực tế.

2. Vai trò của thanh niên theo Luật Thanh niên

Luật Thanh niên 2020 ngoài nêu ra khái niệm thanh niên là gì, độ tuổi của thanh niên thì tại Điều 4 quy định:

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, thanh niên giữ vai trò quan trọng đối với đất nước và xã hội. Trong các cuộc cách mạng xa xưa, thanh niên có vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh, dựng nước và giữ nước. Thanh niên là lực lượng cách mạng hùng hậu, là bộ phận không thể thiếu của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha ta.

Thanh niên là người tiếp sức cho thế hệ cách mạng đi trước, đồng thời cũng là người dìu dắt thanh thiếu niên nhi đồng. Thanh niên là lực lượng cơ bản của bộ đội và công an, đóng góp sức mình vào việc giữ gìn an ninh, trật tự và bảo vệ nước nhà.

Trong điều kiện mới, thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước. Thanh niên là những con người chăm chỉ học tập, nỗ lực cố gắng, nhanh nhạy, sáng tạo, có công sức to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa.

Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội tại tọa đàm “Tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh niên 2020”
Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội tại tọa đàm “Tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh niên 2020” (Ảnh minh hoạ)

3. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam

Nội dung này được quy định tại Điều 4, Luật Thanh niên 2020, số 57/2020/QH14, cụ thể như sau:

Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Theo đó, chúng ta có thể hiểu thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân, điều này được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật:

  • Thanh niên có quyền học tập và bình đẳng trong học tập. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục và tiếp tục vươn lên học tập ở chương trình cao hơn.

Theo quy định, thanh niên có quyền được lao động, được lập nghiệp để tạo ra thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Song song với đó, thanh niên cũng có nghĩa vụ không ngừng nâng cao tay nghề, phát huy năng lực để phát triển nền kinh tế nước nhà.

  • Thanh niên có quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Điều này thể hiện qua việc thanh niên được tham gia vào các buổi tập huấn quân sự và chương trình quốc phòng; góp sức mình xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

  • Thanh niên được tham gia và phối hợp nghiên cứu trong các hoạt động khoa học, công nghệ như: nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ,... Từ đó, thanh niên tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ vào nền kỹ thuật, khoa học chung của đất nước.

  • Trong các hoạt động xã hội, thanh niên có quyền được tham gia, được vui chơi giải trí. Điều này xây dựng cho thanh niên tính đoàn kết, phong trào tập thể; góp phần khơi dậy cho thanh niên tình yêu quê hương, đất nước và bản sắc dân tộc. Đồng thời, thanh niên cũng có quyền và nghĩa vụ bài trừ, loại bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan.

  • Thanh niên có quyền bảo vệ sức khỏe của mình, được chăm sóc sức khỏe, phát triển thể chất một cách toàn diện. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ phòng chống HIV-AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội.

  • Trong hôn nhân và gia đình, thanh niên được giáo dục kiến thức, thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng; gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, dân số và kế hoạch hóa gia đình. Thanh niên phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình hạnh phúc.

  • Thanh niên có quyền được bầu cử, ứng cử và đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định. Cùng với đó, thanh niên có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chính sách của nhà nước và quy định của pháp luật. Thanh niên cần phải lên án, tố cáo các hành vi thiếu đạo đức, việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.

Thanh niên ngày nay trong các hoạt động xã hội
Thanh niên ngày nay trong các hoạt động xã hội (Ảnh minh hoạ)

4. Một số chính sách đối với thanh niên hiện nay

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn có vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của đất nước. Để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của thanh niên, Nhà nước đã ban hành các chính sách quy định tại Chương III-Luật Thanh niên 2020. Theo đó, chúng ta có thể hiểu một số chính sách như sau: 

  • Chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học: Nhà nước đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học cho thanh niên. Đồng thời, nhà nước có các chính sách trao thưởng, học bổng và miễn giảm học phí cho cá nhân có hoàn cảnh khó khăn, có thành tích tốt trong học tập.

  • Chính sách về lao động và việc làm: Nhà nước tổ chức các sự kiện nhằm tư vấn, hướng nghiệp và tạo điều kiện để thanh niên có việc làm.

  • Chính sách về bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ tổ quốc là quyền cao quý và nghĩa vụ thiêng liêng của thanh niên. Nhà nước ban hành chính sách để thanh niên được thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia lớp giáo dục quốc phòng rèn luyện tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng.

  • Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao: Nhà nước khuyến khích thanh niên tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động nghệ thuật. Ngoài ra, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao và du lịch cho thanh niên.

  • Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe: Bảo đảm cho thanh niên được cung cấp thông tin về y tế, sức khỏe, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản,... Nhà nước hỗ trợ, tư vấn cho thanh niên khám sức khỏe trước khi kết hôn, bảo vệ sức khỏe thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên được phát triển thể chất một cách toàn diện.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về thanh niên là gì? Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

5 đề xuất mới tại dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy: Doanh nghiệp cần chú ý

5 đề xuất mới tại dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy: Doanh nghiệp cần chú ý

5 đề xuất mới tại dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy: Doanh nghiệp cần chú ý

Mới đây, dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến nhân dân. Sau đây là 05 đề xuất mới đề xuất mới tại dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy doanh nghiệp cần lưu ý.

Chính sách tài khóa là gì? Mục tiêu của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa là gì? Mục tiêu của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa là gì? Mục tiêu của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa là một trong số các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ khái niệm chính sách tài khóa là gì và vai trò của chính sách này đối với nền kinh tế.