Thẩm phán là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán

Trong phiên tòa xét xử các vụ án, Thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án một cách khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. Vậy Thẩm phán là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về Thẩm phán qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thẩm phán là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 65, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014, số 62/2014/QH13 quy định khái niệm về Thẩm phán như sau:

Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.

thẩm phán là gì
Thẩm phán là gì? (Ảnh minh hoạ)

Như vậy, chúng ta có thể hiểu Thẩm phán là người đáp ứng đủ những tiêu chí nhất định và được Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán có nhiệm vụ xét xử vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

2. Các ngạch Thẩm phán theo quy định

Tại khoản 1 Điều 66, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định, Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm 5 ngạch:

  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

  • Thẩm phán cao cấp;

  • Thẩm phán trung cấp;

  • Thẩm phán sơ cấp.

Theo đó tại Điều 66, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 cũng quy định:

  • Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán nhân dân tối cao;

  • Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự có Thẩm phán cao cấp;

  • Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự có Thẩm phán Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp;

  • Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.

Số lượng Thẩm phán và tỉ lệ các ngạch Thẩm phán phụ thuộc theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán

Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 và Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Thẩm phán có một bộ phận quan trọng của Tòa án Nhân dân.

  • Thẩm phán có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và của Nhà nước.

  • Căn cứ theo quy định của pháp luật, quá trình xem xét, bằng chứng thu thập, Thẩm phán có nhiệm vụ chính trong quá trình xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình,...đưa ra cách giải quyết tốt nhất, hợp tình hợp lý, đúng người đúng tội.

  • Trong quá trình xét xử, Thẩm phán có quyền hạn xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định tố tụng của Điều tra viên, Luật sư trong quá trình truy tố, điều tra để đưa ra quyết định thay đổi, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ xét xử vụ án và thực hiện các quyền hạn khác.

  • Thẩm phán thu thập và xác minh chứng cứ, giải quyết các vụ việc và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

  • Xử lý các vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.

  • Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xét xử, Thẩm phán có nhiệm vụ xem xét, đề nghị loại bỏ những văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, nghị quyết của Quốc hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Thẩm phán có nhiệm vụ quan trọng trong các quá trình xét xử vụ án
Thẩm phán có nhiệm vụ quan trọng trong các quá trình xét xử vụ án (Ảnh minh hoạ)

4. Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán là gì?

Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, ngoài quy định Thẩm phán là gì, Điều 67 quy định tiêu chuẩn của Thẩm phán phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là người có phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, liêm khiết, trung thực.

Thẩm phán là người có trình độ bằng cử nhân luật trở lên, từng được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật, có sức khỏe tốt đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là gì?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là gì? (Ảnh minh hoạ)

Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Là người có đủ điều kiện của các tiêu chuẩn trên và đáp ứng các đủ các điều kiện sau:

  • Giữ chức vụ Thẩm phán cao cấp với thời gian từ đủ 5 năm trở lên;

  • Có năng lực xét xử vụ án, giải quyết những việc liên quan khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao.

Người không công tác tại Tòa án nhưng giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan trung ương, có kiến thức sâu rộng về chính trị, pháp luật, kinh tế,... Là những nhà chuyên gia về pháp luật, giữ chức vụ cao trong các cơ quan, tổ chức uy tín, có năng lực xét xử vụ án và những việc có liên quan.

Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp

Là người có đủ tiêu chuẩn thuộc Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Đồng thời, bạn cần phải có đủ điều kiện dưới đây thì mới được bổ nhiệm trở thành Thẩm phán sơ cấp:

  • Làm công tác pháp luật có thời gian từ 5 năm trở lên;

  • Đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;

  • Có năng lực giải quyết, xét xử các vụ án và các công việc khác có liên quan thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng.

Trong trường hợp bạn là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự.

Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp cần yêu cầu cao hơn. Vì vậy, ngoài đạt được những tiêu chuẩn bổ nhiệm của Thẩm phán sơ cấp, bạn cần phải trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp.

Người chưa là thẩm phán sơ cấp nhưng nếu có đủ tiêu chuẩn dưới đây vẫn có thể được bổ nhiệm trở thành Thẩm phán trung cấp:

  • Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là người có phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, liêm khiết, trung thực. Người có trình độ bằng cử nhân luật trở lên, từng được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có sức khỏe tốt đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao;

  • Làm công tác pháp luật có thời gian từ 13 năm trở lên;

  • Có năng lực giải quyết, xét xử các vụ án và những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án;

  • Trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Thẩm phán trung cấp;

Nếu bạn là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm, tuyển chọn làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.

Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp

Để được bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp, ngoài đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, bạn cần bắt buộc đáp ứng đủ đồng thời các tiêu chuẩn sau:

  • Có thời gian làm Thẩm phán trung cấp từ đủ 5 năm trở lên;

  • Có năng lực xét xử và giải quyết các vụ án và những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao;

  • Đã trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp;

Do nhu cầu của Tòa án, Người chưa là thẩm phán trung cấp nhưng nếu có đủ tiêu chuẩn dưới đây vẫn có thể được bổ nhiệm trở thành Thẩm phán cao cấp:

  • Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là người có phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, liêm khiết, trung thực. Người có trình độ bằng cử nhân luật trở lên, từng được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có sức khỏe tốt đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao;

  • Thời gian giữ chức vụ liên quan đến công tác pháp luật từ 18 năm trở lên;

  • Có năng lực xét xử và giải quyết các vụ án và những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao;

  • Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển vào ngạch Thẩm phán cao cấp;

Nếu bạn là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm, tuyển chọn làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự.

Trong một số trường hợp, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều đến để lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân huyện,... chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng đạt đủ tiêu chuẩn Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014; có năng lực giải quyết, xét xử các vụ án và các công việc khác có liên quan thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng thì có thể được bổ nhiệm trở thành Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.

Nếu bạn là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm, tuyển chọn làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự.

5. Những việc thẩm phán không được làm

Theo Điều 77, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định những việc Thẩm phán không được làm như sau:

Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc những người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.

Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.

Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định

Bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến Thẩm phán là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán? Hy vọng, với những kiến thức mà bài viết này chia sẻ đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

5 đề xuất mới tại dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy: Doanh nghiệp cần chú ý

5 đề xuất mới tại dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy: Doanh nghiệp cần chú ý

5 đề xuất mới tại dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy: Doanh nghiệp cần chú ý

Mới đây, dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến nhân dân. Sau đây là 05 đề xuất mới đề xuất mới tại dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy doanh nghiệp cần lưu ý.